Địa lí 11/Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

From Wikiversity

Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước[edit]

– Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển và được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển.

  + Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp.

  + Các nước phát triển thì ngược lại.

– Một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po, Bra-xin,…

Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước[edit]

– GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.

– Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (2004):

  + Các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất là nông nghiệp.

  + Các nước đang phát triển thì tỉ trọng của nông nghiệp cao nhất, thấp nhất là khu vực dịch vụ.

– Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển là 76 tuổi, các nước đang phát triển là 65 tuổi (các nước châu Phi là 52 tuổi, trong đó khu vực Đông Phi, Tây Phi là 47 tuổi – thấp nhất thế giới).

– Chỉ số HDI các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại[edit]

– Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện.

– Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao.

  • Dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao.
  • Bốn công nghệ trụ cột:

     + Công nghệ sinh học.

     + Công nghệ vật liệu.

     + Công nghệ năng lượng.

    + Công nghệ thông tin.

Cuộc các mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ, đồng thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.

Tham khảo[edit]

  • SGK Địa lí 11, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 6 – 8.