Công nghệ 7/Thực hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống

From Wikiversity

Vật liệu và dụng cụ cần thiết[edit]

– Mẫu hạt: lúa, ngô, bắp.

– Dụng cụ: đĩa petri, khay men hay gỗ, giấy thấm nước, vải thô hoặc bông.

Quy trình thực hành[edit]

Bước 1: Chọn từ lô hạt giống lấy mỗi mẫu từ 50 đến 100 hạt (hạt nhỏ), 30 đến 50 hạt (hạt to). Ngâm hạt vào nước lã 24 giờ.

Bước 2: Xếp 2 đến 3 tờ giấy thấm nước vào khay.

Bước 3: Xếp hạt vào đĩa và đảm bảo khoảng cách các mầm không dính vào nhau.

Lưu ý: Nếu sử dụng khay gỗ hay men thì cho cát sạch vào dưới đáy với chiều dài 2 cm, cho nước đủ ẩm rồi xếp hạt cho đều, ấn nhẹ hạt cho dính vào cát.

Bước 4: Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt.

– Để đĩa (khay) đã xếp hạt vào nơi cố định để theo dõi.

– Hạt được coi là nảy mầm khi có mầm nảy ra bằng 1/2 chiều dài hạt.

– Sức nảy mầm (SNM). Đếm số hạt nảy mầm sau thời gian nhất định (từ 5 tiếng tuỳ từng loại).

Công thức:

SNM (%) = (số hạt nảy mầm/tổng số hạt đem giao) x 100

– Tỷ lệ nảy mầm (TLNM) là tỉ lệ % số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem gieo sau khi gieo từ 7 đến 14 ngày tuỳ theo loại hạt giống:

Công thức:

TLNM % = (số hạt nảy mầm/tổng số hạt đem gieo) x 100

SNM (%) ∼ TLNM (%) ⇒ hạt giống tốt.

Tham khảo[edit]

  • SGK Công nghệ 7, NXB Giáo dục, 2019