Giáo dục công dân 7/Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

From Wikiversity

Khái niệm[edit]

– Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

– Những điều kiện tự nhiên có sẵn trong tự nhiên (rừng, núi, sông) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, rác, khói bụi,…).

– Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người (tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật biển, khoáng sản,…). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường. Mọi hoạt động khai thác tài nguyên đều có ảnh hưởng đến môi trường.

Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên[edit]

– Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.

– Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.

– Tạo phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức con người.

– Tạo cuộc sống tin thần cho con người.

– Làm con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tin thần.

Bảo vệ môi trường[edit]

– Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

– Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; phục hồi, tái tạo thiên nhiên có thể phục hồi được.

Biện pháp[edit]

– Ban hành, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường.

– Giáo dục mọi người

– Rèn thói quen biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

– Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.

Tham khảo[edit]

  • SGK Giáo dục công dân 7, NXB Giáo dục, 2019