Lịch sử 10/Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

From Wikiversity

Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ.[edit]

  • Thế kỷ VII Ấn Độ lại phân tán.
  • Hai nước phát triển nhất là Pa-la (Đông Bắc) và Pa-la-va (miền Nam)
  • Nước Pa-la-va ở miền Nam buôn bán đường biển với các nước Đông Nam Á và Tây Á phát đạt nên phổ biến văn hóa Ấn Độ.

Vương triều Hồi giáo Đê li (1206-1526)[edit]

  • Thế kỷ XI –XII người Thổ Nhĩ Kỳ lập vương triều Hồi Giáo Đê li đã áp đặt Hồi Giáo và cấm đạo Hin đu, chiếm đoạt ruộng đất; ra sức bóc lột nhân dân Ấn, kỳ thị tôn giáo và giai cấp gây mâu thuẫn dân tộc.
  • Phổ biến văn hóa Hồi giáo: Kiến trúc Hồi giáo.
  • Các thương nhân Ấn Độ truyền bá đạo Hồi đến một số nước Đông Nam Á.

Vương triều Mô gôn (1526-1707)[edit]

  • Vua Ti-mua Leng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ năm 1398, nhưng cháu nội là Ba-bua đánh chiếm Đê-li lập ra Vương triều Ấn Độ Mô-gôn (gốc Mông Cổ).
  • Vua -cơ-ba (1556-1707) tài giỏi đã xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, xây dựng khối hòa hợp dân tộc, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa Ấn Độ.
  • Vua A-cơ-ba được xem như một vị anh hùng dân tộc .
  • Nhưng đến thời Gia-han-ghi-a (1605-1627) và Sa Gia-han (1627-1658) đã dùng nhiều biện pháp quyết liệt để bắt dân phục tùng, chiếm đoạt nhiều của cải, xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng mộ Ta–giơ Ma–han, lâu đài Thành Đỏ ở Bắc Ấn Độ đó là di sản văn hóa bất hủ.
  • Tình trạng chia rẽ lại xuất hiện ở Ấn Độ.
  • Đầu thế kỷ XIX thực dân phương Tây xâm nhập Ấn Độ báo hiệu sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ.

Tham khảo[edit]

  • SGK Lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2019