Lịch sử 12/Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

From Wikiversity

Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc[edit]

Hoàn cảnh lịch sử[edit]

– Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của nguyên thủ 3 cường quốc Mỹ (Ru-dơ-ven), Anh (Sớc-sin), Liên Xô (Xtalin) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.

Nội dung của hội nghị[edit]

– Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

– Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á sau khi chiến tranh ở Châu Âu kết thúc.

– Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

– Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á:

Châu Âu[edit]

+ Liên Xô chiếm Đông Âu, Đông Đức, Đông Béc-lin.

+ Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Béc-lin.

Châu Á[edit]

+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến ở Châu Á: giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 (bao gồm việc trả lại đảo miền Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin).

+ Nhật Bản: do quân đội Mĩ chiếm đóng.

+ Bán đảo Triều Tiên: Mĩ chiếm đóng phía Nam, Liên Xô chiếm đóng phía Bắc.

+ Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.

+ Các vùng còn lại ở Châu Á: Đông Nam Á, Nam Á,Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cũ.

+ Theo quyết định của Hội nghị Potxdam (ở Đức, từ ngày 17/07 – 02/08/1945) việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyết 16, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.

Hệ quả của Hội nghị Ianta[edit]

– Thực chất hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.

– Những nghị quyết của hội nghị Ianta đã tạo ra khuôn khổ của một trật tự thế giới mới thường được gọi là trật tự 2 cực Ianta, theo đó thế giới chia thành 2 phe do 2 siêu cường đứng đầu mỗi phe và đối đầu gay gắt với nhau trong suốt 40 năm.

Sự thành lập Liên hiệp quốc[edit]

Sự thành lập[edit]

– Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 sắp kết thúc, phe phát xít đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn giữ hòa bình và ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới mới.

– Tháng 2/1945, những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã quyết định thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới tại hội nghị Ianta.

– Từ ngày 25/4 – 26/6/1945, một hội nghị quốc tế lớn được triệu tập tại Xan Phranxixco (Mỹ) để thông qua hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

– Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn Quốc hội các nước thành viên, bản hiến chương chính thức có hiệu lực.

Mục đích[edit]

– Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

– Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Nguyên tắc hoạt động[edit]

– Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

– Không can thiệp vào nội bộ của bất kì nước nào.

– Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

– Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

Các cơ quan chính: có 6 cơ quan chính[edit]

– Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương.

– Hội đồng bảo an: là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, mọi quyết định của Hội đồng chỉ được thông qua và có giá trị khi có sự nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

– Ban thư ký: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm.

– Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn có các tổ chức chuyên môn khác: Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, Hội đồng quản thác,...

– Hiện nay, Liên hợp quốc có 193 quốc gia thành viên.

– Từ 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Vai trò[edit]

– Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.

– Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,… giữa các quốc gia thành viên.

– Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo.

– Góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và dân chủ hóa, tạo ra sự bình đẳng giữa các quốc gia và dân tộc.

– Tuy nhiên, Liên hợp quốc cũng có những hạn chế nhất định trong hoạt động của mình đó là không thành công trong việc giải quyết xung đột kéo dài ở Trung Đông, không ngăn ngừa được Mỹ gây chiến tranh ở I-rắc.

Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập[edit]

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã hình thành hai hệ thống: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

Nước Đức[edit]

– Tại Hội nghị Pốt-xđam (1945), Liên Xô, Mỹ, Anh:

  • Thống nhất và hòa bình ở Đức
  • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
  • Thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh:

– Trái với thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam, tháng 9/1949, Mỹ, Anh, Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức.

– Tháng 10 năm 1949, với sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức thành lập Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức.

Các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu[edit]

– Trong những năm 1945 – 1947, với sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách: xây dựng nhà nước Dân Chủ Nhân Dân, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ…

– Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập đã tăng cường sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu, từng bước hình thành các nước xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.

Các nước Tây Âu[edit]

– Sau chiến tranh, Mỹ đã thực hiện “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là kế hoạch Mác-san) nhằm giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mỹ đối với các nước này nên kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng.

– Như vậy, sau CTTG II, ở châu Âu đã hình thành thế đối lập cả về địa lý chính trị lẫn kinh tế giữa hai khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu tư bản chủ nghĩa

Tham khảo[edit]

  • SGK Lịch sử 12 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 4 – 9.