Lịch sử 7/Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

From Wikiversity

Văn học, nghệ thuật[edit]

Văn học[edit]

  • Văn học dân gian phát triển phong phú, nhiều thể loại, phản ánh cuộc sống tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt văn học Nôm phát triển đến đỉnh cao:
  • Truyện Kiều của Nguyễn Du – phản ảnh bất công và tội ác của xã hội phong kiến. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của bà Đoàn thị Điểm: bênh vực phụ nữ, đề cao nhân phẩm và vẻ đẹp của người phụ nữ.
  • Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.
  • Thơ của Bà Huyện Thanh Quan: ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.
  • Thơ Hồ Xuân Hương châm biếm, đả kích sâu cay, chĩa mũi nhọn vào thói hư tật xấu của xã hội đương thời, bênh vực quyền sống của người phụ nữ,
  • Thơ của Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, truyện Nôm khuyết danh.

Nghệ thuật[edit]

  • Văn nghệ dân gian phát triển phong phú.
  • Sân khấu, tuồng, chèo, hát quan họ, trống quân.
  • Tranh dân gian: tranh Đông Hồ thể hiện tinh thần thượng võ, cuộc sống lao động giản dị, ấm no, truyền thống hào hùng.
  • Kiến trúc: chùa Tây Phương, chùa Hương Tích, cung điện,lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế, Khuê văn Các ở Văn Miếu – Hà Nội.
  • Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng như 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn ở Huế. Năm 1993 UNESCO công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.

Giáo dục, khoa học, nghệ thuật[edit]

Giáo dục, thi cử[edit]

  • Thời Tây Sơn: vua Quang Trung ra Chiếu lập học, chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử, mở trường công, đưa chữ Nôm vào thi cử.
  • Nhà Nguyễn: Quốc Tử Giám đặt ở Huế lấy con em quan lại, những người học giỏi vào học; lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, Thái Lan.

Sử học, địa lý, y học[edit]

  • Lịch sử, địa lý
    • Đại Việt sử ký tiền biên.
    • Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương mục.
    • Đại Nam thực lục, Đại Nam Liệt truyện.
    • Nhà bác học Lê Quý Đôn: Đại Việt Thông Sử, Phủ Biên Tạp Lục ;Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ.
    • Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí.
    • Nhất Thống Địa Dư Chí của Lê Quang Định.
    • Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.
    • Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tỉnh: “Gia Định Tam Gia” là học trò của Võ Trường Toản.
  • Y học dân tộc có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh.

Những thành tựu về kỹ thuật[edit]

  • Được mở rộng như làm đồng hồ, kính thiên lý, chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng hơi nước, chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhân dân ta, nhưng không được nhà nước khuyến khích.

Tham khảo[edit]

  • SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục, 2019