Lịch sử 9/Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

From Wikiversity

Liên Xô[edit]

Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)[edit]

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tuy là nước thắng trận nhưng phải chịu những tổn thất nặng nề:

  • Hơn 27 triệu người chết.
  • 1710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc bị tàn phá.
  • gần 32 000 nhà máy, xí nghiệp và 65 000 km đường sắt bị phá hủy.
  • Nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.

Ngay từ đầu những năm 1946, Đảng và Nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950).

Với khí thế của người chiến thắng, các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch và đạt được những thành tựu to lớn:

  • Kế hoạch hoàn thành thắng lợi, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.
  • Sản xuất công nghiệp tăng 73%, so với dự định là 48%.
  • Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng mới đi vào hoạt động.
  • Một số ngành nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.
  • Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
  • Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạn nhân của Mĩ.

Nguyên nhân đạt được những thành tựu

  • Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Liên Xô với đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của một đất nước vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh.
  • Nhờ tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của nhân dân Liên Xô.
  • Liên Xô biết dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc và tranh thủ được những thành tựu về khoa học kỹ thuật của thế giới.

Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)[edit]

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục nền kinh tế, Liên Xô tiếp xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn.

Phương hướng chính của các kế hoạch:

  • Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
  • Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
  • Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
  • Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô

Thời kì này, nền kinh tế Xô Viết tăng trưởng mạnh mẽ:

  • Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.
  • Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Mĩ.
  • Chiếm 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.

Thời kì này, nền khoa học kĩ thuật Xô Viết gặt hái được nhiều thành công vang dội:

  • Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, năm 1957.
  • Đưa phi hành gia đầu tiên bay ra ngoài vũ trụ cùng con tàu "Phương Đông", năm 1961.
  • Dẫn đầu thế giới về các chuyến bay dài ngày.

Chính sách đối ngoại của Liên Xô:

  • Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách sống chung hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.
  • Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức.
  • Trở thành chỗ dựa vững chắc cho hòa bình và cách mạng thế giới

Đông Âu[edit]

Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu[edit]

Hoàn cảnh các nước Đông Âu:

  • Trước thế chiến thứ hai, hầu hết đều phụ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu.
  • Trong chiến tranh, họ lại bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch Tàn bạo.

Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu tiêu diệt phát xít Đức, nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã thành lập ở các nước Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946.

Các quốc gia dân chủ nhân dân Đông Âu và thời gian thành lập
Tên nước Thành lập Tên nước Thành lập Tên nước Thành lập Tên nước Thành lập
Ba Lan 07-1944 Hungary 04-1945 Nam Tư 11-1945 Bungari 09-1946
Rumani 08-1944 Tiệp Khắc 05-1945 Albani 12-1945 Đông Đức 10-1949

Theo thỏa thuận của ba cường quốc là Liên Xô – Mĩ – Anh, quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực phía Đông nước Đức; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chia nhau chiếm đóng khu vực phía tây nước Đức.

Tháng 9-1949, Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập ở Tây Đức, chịu ảnh hưởng của Mĩ. Tháng 10-1949, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời tại Đông Đức, chịu ảnh hưởng của Liên Xô.

Từ năm 1945 đến năm 1949, vượt qua nhiều khó khăn, nhất là sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân. Đó là:

  • Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
  • Tiến hành cải cách ruộng đất.
  • Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài nước.
  • Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống của nhân dân.

Như vậy, lịch sự các nước Đông Âu đã bước sang trang mới.

Các nước Đông Âu tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX[edit]

– Từ năm 1950 đến đầu những năm 70, các nước Đông Âu tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội có những khó khăn và thuận lợi:

+ Khó khăn: cơ sở vật chất – kỹ thuật lạc hậu, các nước đế quốc bao vây kinh tế, chống phá về chính trị, bọn phản động trong nước ra sức phá hoại, gây ra các cuộc bạo loạn ở Hung-ga-ri (1956), Tiệp Khắc (1968) và sự không ổn định kéo dài ở Ba Lan.

+ Thuận lợi: nhân dân lao động nhiệt tình, hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô.

– Những thành tựu đạt được: với sự giúp đỡ của Liên Xô và sự nỗ lực của nhân dân Đông Âu, công cuộc xây dựng đất nước ở các nước Đông Âu đã thu được những thành tựu to lớn.

+ Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Đông Âu, đã trở thành những nước công – nông nghiệp, có nền văn hóa, khoa học, giáo dục phát triển cao,… Bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước đã thay đổi căn bản và sâu sắc.

+ An-ba-ni: sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã điện khí hóa cả nước, sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Ba Lan: đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, sản xuất công nghiệp tăng gấp đôi so với năm 1938.

+ Bun-ga-ri: sản xuất công nghiệp năm 1975 tăng 55 lần so với năm 1939, nông thôn đã điện khí hóa.

+ Cộng hòa Dân chủ Đức: Đến đầu năm 1972, sản xuất công nghiệp bằng cả nước Đức năm 1939.(như lồn địt mẹ mày)

+ Tiệp Khắc: đầu những năm 70, được xếp vào hàng nước công nghiệp trên thế giới, chiếm 1,7% sản lược công nghiệp thế giới.

Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa[edit]

– Những cơ sở để hình thành sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

+ Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin là nền tảng tư tưởng.

+ Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

– Sự hợp tác này được thể hiện trong hai tổ chức:

+ Về quan hệ kinh tế: ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập gồm các nước Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Rumani, Tiệp Khắc, sau này có thêm các nước Cộng hòa Dân chủ Đức (1950), Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (1962), Cộng hòa Cu-ba (1972), Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978).

+ Mục đích của SEV: giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu khoa học.

+ Thành tựu của SEV: làm tốc độ công nghiệp các nước xã hội chủ nghĩa tăng trưởng 10%/năm. Thu nhập quốc dân (1950 – 1973) tăng 5,7 lần. Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỷ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỷ rúp.

+ Những hạn chế của SEV: hoạt động “khép kín” không hòa nhập được với kinh tế thế giới đang ngày càng được quốc tế hóa cao độ. Nặng trao đổi hàng hóa mang tính chất bao cấp. Cơ chế quan liêu bao cấp. Phân công sản xuất chuyên ngành có chỗ chưa hợp lý.

+ Về quan hệ chính trị và quân sự: Ngày 14/5/1955, các nước An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hung-ga-ri, Liên Xô, Rumani, Tiệp Khắc đã họp tại Vác-sa-va cùng nhau kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ đánh dấu sự ra đời của tổ chức Vác-sa-va.

+ Mục tiêu: thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Vai trò của tổ chức Vác-sa-va: giữ gìn hòa bình, an ninh ở Châu Âu và thế giới. Tạo nên thế cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa vào đầu những năm 70.

Tham khảo[edit]

  • SGK Lịch sử 9 (trang 3, 4, 5, 6, 7, 8) – NXB Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ mười lăm.