Lịch sử 9/Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)

From Wikiversity

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19-12-1946)[edit]

Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ[edit]

– Sau Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn và nhất là ở Hà Nội (12-1946).

– Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu tư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng ngày 31-12-1946

Đường lối chống kháng chiến chống thực dân Pháp của ta[edit]

– Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (09-01-1947). Đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

– Nội dung đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

– Tính chất: chính nghĩa, tự vệ, tiến bộ.

– Tính nhân dân: toàn dân tham gia chiến đấu.

– Toàn diện: trên tất cả các mặt trận như quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16[edit]

– Ở Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, cuộc chiến đấu bắt đầu, nhân dân khiêng bàn ghế, giường tủ,… ra làm chướng ngại vật. Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân,… Sau hai tháng chiến đấu, quân ta rút ra căn cứ an toàn (02-1947).

– Ở các đô thị như Bắc Giang, Bắc Ninh, Huế,… quân dân ta bao vây, tiến công, tiêu diệt địch.

– Ý nghĩa: tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, chặn đứng kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc chiến đấu lâu dài.

Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947[edit]

Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc[edit]

– Cuộc tiến công lên Việt Bắc của Pháp:

+ Bô-la-e được cử làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương (3-1947), đã vạch ra kế hoạch tấn công Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược.

+ Ngày 7-10-1947, Pháp huy động 12000 quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc.

– Chủ trương của ta: Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

– Diễn biến:

+ Quân ta bao vây tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã (cuối tháng 11-1947).

+ Ở mặt trận hướng Đông, ta chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận ở đèo Bông Lau (30-10-1947).

+ Ở hướng Tây: ta phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch.

– Kết quả: hai gọng kìm của Pháp bị bẻ gãy. Ngày 19-12-1947, quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.

– Ý nghĩa: thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 đã đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương: chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.

Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện[edit]

– Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"

– Phía ta thực hiện phương châm chiến lược “đánh lâu dài”, đồng thời tăng cường sức mạnh của đất nước, tăng cường lực lượng vũ trang, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện

+ Quân sự: vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

+ Chính trị và ngoại giao: ở Nam Bộ, năm 1948 ta bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh. Tháng 6-1949 thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt . Ngày 14-1-1950 Bác Hồ tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

+ Kinh tế: ta phá hoại kinh tế địch và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân của ta .

+ Văn hóa, giáo dục: tháng 7-1950 để ra cải cách giáo dục phổ thông, hệ thống giáo dục 9 năm để phục vụ kháng chiến và kiến quốc.

Tham khảo[edit]

  • SGK Lịch sử 9 – NXB Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ mười lăm.