Lịch sử 9/Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

From Wikiversity

Sự hình thành trật tự thế giới mới[edit]

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Cuối năm 1944, đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn cuối, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít là không thể tránh khỏi. Trong khi đó, mâu thuẫn nội bộ phe Đồng Minh cũng nổi lên gay gắt xung quanh việc tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi giữa các nước tham chiến, có liên quan đến tình hình hòa bình, an ninh và trật tự thế giới.

+ Trong bối cảnh đó, tháng 2/1945, Hội nghị cấp cao ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh được triệu tập ở I-an-ta (Liên Xô) để giải quyết những vấn đề sau chiến tranh.

- Hội nghị đã thông qua những quyết định:

+ Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

+ Thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh trật tự thế giới sau chiến tranh.

+ Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng.

* Châu Âu

- Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông Đức và phía đông châu Âu (Đông Âu).

- Vùng Tây Đức và Tây Âu sẽ thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Anh.

* Châu Á

- Duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin, trao trả cho Trung Quốc những vùng đất đai bị Nhật chiếm đóng trước đây (trừ Đài Loan, Mãn Châu…) thành lập Chính phủ liên hợp dân tộc gồm Quốc Dân Đảng vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mỹ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.

- Các vùng còn lại ở Châu Á (Đông Nam Á, Nam Á…) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Những quyết định trên của Hội nghị I-an-ta đã nhận định sự hình thành một trật tự thế giới mới gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” do Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi cực.

Sự thành lập Liên Hợp Quốc[edit]

Hoàn cảnh ra đời[edit]

- Tại hội nghị I-an-ta (2/1945), các đại biểu đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên Hợp quốc.

- Từ ngày 24/4 đến ngày 26/4/1945, đại biểu 50 quốc gia họp ở Xan Phờ-ran-xi-xco (Mỹ) để thông qua Hiến chương Liên Hợp quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.

Mục đích và nhiệm vụ của Liên Hợp quốc[edit]

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc.

- Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo

Nguyên tắc hoạt động[edit]

- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các quốc gia.

- Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

- Sự nhất trí của 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

- Liên Hợp quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ một quốc gia nào.

Các cơ quan chính của Liên Hợp quốc[edit]

- Đại hội đồng: Hội nghị của tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần.

- Hội đồng bảo an: cơ quan chính trị quan trọng nhất. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng.

- Ban thư ký: đứng đầu là Tổng Thư ký có nhiệm kỳ 3 năm.

Vai trò của Liên Hợp quốc[edit]

Từ năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc:

- Giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế: Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực.

- Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

- Phát triển các mối quan hệ, giao lưu.

- Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật… nhất là đối với các nước Á, Phi, Mỹ la tinh. Vì vậy, tháng 9/1977, Việt Nam tham gia Liên Hợp quốc.

* Mối liên hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc

- Tháng 9 -1977 VN gia nhập Liên hiệp quốc.

Chiến tranh lạnh[edit]

Hoàn cảnh lịch sử[edit]

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và Liên Xô ngày càng mâu thuẫn và đối đầu gay gắt.

Tháng 3/1977, Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man chính thức phát động “chiến tranh lạnh”. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Tơ-ru-man cho rằng: sau chiến tranh thế giới thứ hai, “Chủ nghĩa cộng sản đang đe dọa thế giới tự do” và “Nga Xô đang bành trướng thuộc địa ở Châu Âu”, Mỹ và phương Tây phải liên kết để chống sự “đe dọa” đó.

Mục tiêu[edit]

- Mỹ “đảm nhận sứ mạng thế giới tự do”, giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại sự “đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”, chống lại “sự bành trướng của Nga Xô”.

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Những biểu hiện của tình trạng “chiến tranh lạnh”[edit]

- Mỹ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc “chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (NATO, SEATO, CENTO, khối quân sự Tây bán cầu…).

- Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tạo ra sự căng thẳng phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế.

- Liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Trung Đông…) hoặc can thiệp vũ trang (Cu ba, Grê-na-đa)

Hậu quả[edit]

- Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.

- Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự.

Thế giới sau Chiến tranh lạnh[edit]

Sự chấm dứt “chiến tranh lạnh”[edit]

- Từ nửa sau của những năm 80 của thế kỷ XX, trong quan hệ quốc tế đã diễn ra xu hướng mới – xu thế từ “đối đầu” chuyển sang “đối thoại”. Xu thế này bắt đầu từ quan hệ Xô - Mỹ. Từ năm 1987 – 1991, diễn ra nhiều cuộc gặp cao cấp giữa những người đứng đầu hai nhà nước Liên Xô và Mỹ.

- Tháng 12/1989, Mỹ và Liên Xô đã chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

- Quan hệ quốc tế bước sang thời kỳ mới, “thời kỳ sau chiến tranh lạnh”.

Thời kỳ sau chiến tranh lạnh[edit]

- Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra theo các xu hướng khác nhau.

+ Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. Các nước lớn tránh xung đột trực tiếp, đối đầu với nhau. Vấn đề tranh chấp quốc tế ở nhiều khu vực được giải quyết bằng thương lượng, hòa bình.

+ Sự tan rã của trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.

+ Từ sau chiến tranh lạnh và dưới tác động to lớn của các mạng khoa học kỹ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Tuy hòa bình được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái (Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi và một số nước Trung Á…)

- Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XX.

Tham khảo[edit]

  • SGK Lịch sử 9 (trang 44, 45, 46, 47) - NXB Giáo dục Việt Nam ; Tái bản lần thứ mười lăm.