Ngữ văn 7/Mùa xuân của tôi

From Wikiversity

Tìm hiểu chung[edit]

Tác giả[edit]

– Vũ Bằng (1913 – 1984)

– Quê: Hà Nội

– Sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8/1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký.

– Sau năm 1945, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động Cách mạng.

Tác phẩm[edit]

– Xuất xứ: Trích từ thiên tùy bút "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt" trong tập bút kí "Thương nhớ mười hai".

– Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác trong thời gian tác giả sống ở trong vùng kiểm soát của Mĩ ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.

– Thể loại: Tùy bút

– Phương thức biểu đạt: Miêu tả, kết hợp biểu cảm.

– Nội dung:

+ Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận tái hiện trong nỗi thương nhớ da diết của một người xa quê.

+ Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể yêu quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.

– Bố cục: gồm có 3 phần:

+ Phần 1. “Tự nhiên….mê luyến mùa xuân”: Tình cảm con người với mùa xuân là qui luật tất yếu.

+ Phần 2. “Tôi yêu….liên hoan”: Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.

+ Phần 3. Còn lại: Cảnh sắc mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Đọc – hiểu văn bản[edit]

Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân[edit]

– Nghệ thuật so sánh:

+ Tình cảm con người với mùa xuân

+ Non với nước

+ Bướm với hoa

+ Trăng với gió

+ Trai với gái

+ Mẹ với con

+ Vợ với chồng.

– Nghệ thuật lặp từ nhấn mạnh tình cảm con người, tạo nhịp điệu cho lời văn.

→ Tình yêu mùa xuân là quy luật tất yếu của tự nhiên và con người.

Cảm nhận về không khí mùa xuân đất Bắc[edit]

– Mưa riêu riêu

– Gió lành lạnh

– Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh

– Tiếng trống chèo, tiếng hát huê tình

→ Không khí hài hòa tạo cảnh sắc riêng.

Cảm nhận mùa xuân trong tháng giêng miền Bắc[edit]

– Bầu trời trong sáng, tinh khôi.

– Bữa cơm giản dị, ngon miệng.

→ Không gian thoáng rộng, không khí tinh khôi, mát mẻ thể hiện cảm xúc mãnh liệt, tinh tế.

Tổng kết[edit]

Nghệ thuật[edit]

– Ngòi bút tài hoa, sự quan sát, sự cảm nhận rất tinh tế.

– Giọng kể – tả – biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hòa trôi chảy tự nhiên.

– Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình.

Nội dung[edit]

Nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống.

→ Yêu quê hương đất nước.

Tham khảo[edit]

  • SGK Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục, 2019