Ngữ văn 7/Một thứ quà của lúa non: Cốm

From Wikiversity

Tìm hiểu chung[edit]

Tác giả[edit]

Thạch Lam (1910 – 1942)

– Sinh tại Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Vinh.[1]

– Ông có sở trường về truyện ngắn và thành công trong tùy bút.

– Văn của Thạch Lam nhẹ nhàng tinh tế, giàu chất thơ, nhân ái.

Tác phẩm[edit]

– Xuất xứ: "Một thứ quà của lúa non: Cốm" in trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943).

– Thể loại: Tùy bút.

+ Khái niệm: Là thể văn, ghi chép về những hình ảnh và sự việc có thực mà nhà văn quan sát được từ đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.

– Đặc điểm:

+ Tuỳ bút thường thiên về biểu cảm, nên gần với thơ.

+ Bên cạnh đó nó còn có yếu tố nghị luận, suy tư, triết lí.

+ Mặc dù tùy bút không có cốt truyện nhưng đều có cảm hứng chủ đạo.

– Phương thức biểu đạt: Kết hợp nhiều phương thức miêu tả, biểu cảm, bình luận trên nền biểu cảm.

– Bố cục: chia làm 3 phần:

+ Phần 1. Từ đầu đến.... “thuyền rồng”: Nguồn gốc của cốm.

+ Phần 2. Tiếp đến.... “nhũn nhặn”: Giá trị của cốm.

+ Phần 3. Phần còn lại: Sự thưởng thức cốm.

Đọc – hiểu văn bản[edit]

Nguồn gốc của cốm[edit]

– Cách miêu tả: từ khái quát đến cụ thể: Từ cánh đồng lúa bát ngát xanh. Hương vị thơm mát của bông lúa, hạt lúa...

– Từ ngữ: chọn lọc, tinh tế.

– Cách dẫn nhập: tự nhiên, gợi cảm.

– Cốm được làm ra từ hương vị thanh khiết của đông quê, sự khéo léo của người dân quê Hà Nội.

– Cảm nhận bằng nhiều giác quan.

– Vừa gợi hình, gợi cảm, gợi liên tưởng. Thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ cốm của tác giả.

– Nguồn gốc trong sạch, cao quý, thanh khiết.

– Thức quà giản dị, lịch sự, tinh tế.

Giá trị của cốm[edit]

– Cốm là quà quê, thức quà thiêng liêng.

– Cốm là đặc sản của dân tộc vì nó kết tinh hương vị thanh khiết của đồng quê.

– Ca ngợi rất sâu sắc, thấm thía.

– Cốm làm quà sêu tết, góp phần trong hạnh phúc lứa đôi của con người.

→ Cốm mang giá trị tinh thần, giá trị văn hóa cổ truyền của người Việt Nam.

Sự thưởng thức cốm[edit]

– Bằng nhiều giác quan

+ Khứu giác: Mùi thơm phức của lúa.

+ Vị giác: Chất ngọt của cốm.

+ Thị giác: màu xanh.

+ Xúc giác: Tươi mát của lá.

+ Sự suy tưởng: Cái dịu dàng, thanh đạm.

– Ăn: Thong thả từng chút, ngẫm nghĩ .

– Mua: Nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu, mà vuốt ve, kính trọng lộc của trời cho, người, thần lúa.

→ Lời bàn bạc, khuyên răn hết sức biểu cảm.

⇒ Cái nhìn văn hoá với việc ẩm thực.

⇒ Cốm: Giá trị tinh thần đáng được chúng ta tôn trọng, giữ gìn.

Tham khảo[edit]

  • SGK Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục, 2019
  1. Nhà văn Thạch Lam: Tiểu sử, sự nghiệp và những tác phẩm nổi tiếng