Nổi dậy của các Bá chủ
Quý tộc đầu tiên giúp đỡ các vua nhà Chu là Trịnh Trang Công (鄭莊公) (ở ngôi 743 TCN - 701 TCN). Ông là người đầu tiên lập lên ngôi vị bá chủ, với ý định giữ lại hệ thống cai trị cũ
Các vị chư hầu Tề Hoàn Công (ở ngôi 685 TCN -643 TCN) và Tấn Văn Công (ở ngôi 636 TCN - 628 TCN) còn đi xa hơn trong việc thiết lập hệ thống cai trị lãnh chúa, nó mang lại sự ổn định nhưng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn so với trước kia. Các vụ sáp nhập tăng lên, mang lại lợi ích cho những chư hầu hùng mạnh nhất gồm Tần, Tấn, Tề và Sở.
Vai trò của lãnh chúa ngày càng có chiều hướng rời xa khỏi mục đích ban đầu là bảo vệ các chư hầu nhỏ hơn; cuối cùng Lãnh chúa đã trở thành một hệ thống quyền bá chủ của các chư hầu lớn đối với các nước yếu hơn ở Trung Quốc . Các chư hầu lớn thường lợi dụng lý do giúp đỡ và bảo vệ để can thiệp và kiếm lợi từ các nước chư hầu nhỏ khi xảy ra xung đột nội bộ ở các nước đó. Việc thiết lập hệ thống hành chính địa phương (châu và quận), với các quan chức được chỉ định bởi chính phủ, tạo cho các chư hầu khả năng kiểm soát lớn hơn với lãnh địa của mình. Việc thu thuế nông nghiệp và thương mại cũng dễ dàng hơn so với kiểu phong kiến trước đó.
Ba nước Tần, Tấn và Tề không chỉ tự tăng cường sức mạnh của mình mà còn đẩy lùi chư hầu ở phía nam là Sở, các vị lãnh chúa ở đó tự phong mình làm vua. Quân đội Sở dần dần xâm nhập vào lưu vực sông Hoàng Hà. Việc coi Sở như là "rợ phương nam" (Sở Man), đơn giản là một lý do để cảnh báo Sở không được can thiệp vào tầm ảnh hưởng riêng của họ. Những sự xâm nhập của Sở nhiều lần bị chống trả với ba trận đánh lớn ngày càng tăng về mức độ bạo lực - trận Thành Bộc (632 TCN), trận Bi (595 TCN) và trận Yên Lăng (575 TCN); điều này dẫn tới sự hồi phục của các chư hầu Trần và Thái (còn gọi là Sái).