Địa lí 6/Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
Appearance
< Địa lí 6
Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy
[edit]- Bề mặt Trái Đất là mặt cong, còn bản đồ là mặt phẳng. Vì vậy muốn vẽ được bản đồ người ta phải chiếu các điểm trên mặt cong của Trái Đất hoặc dựa vào các phương pháp toán học để vẽ chúng lên mặt phẳng của giấy.
- Nếu ta dàn bề mặt quả Địa cầu theo các đường kinh tuyến để chuyển thành mặt phẳng thì sẽ có bản đồ như hình 4 (SGK Địa lí 6 – trang 9).
- Như vậy khi chuyển từ mặt cong ra mặt phẳng các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng nhất định, so với hình dạng thực trên bề mặt Trái Đất. Tùy theo các cách chiếu đồ khác nhau, mà chúng ta có các bản đổ khác nhau.
- Các vùng đất được biểu hiện trên bản đồ có thế đúng diện tích, nhưng sai hình dạng, hoặc đúng hình dạng nhưng sai diện tích,... Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ, thì sự biến dạng càng rõ rệt. Vì vậy người sử dụng bản đồ phải biết ưu điểm và hạn chế của từng loại bản đồ để biết cách sử dụng cho phù hợp với mục đích của mình.
Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
[edit]- Trước đây muốn vẽ bản đồ về một vùng đất nào, người ta thường phải đến tận nơi đo đạc, tính toán ghi chép đặc điểm các đối tượng để có đầy đủ thông tin về vùng đất đó. Ngày nay để vẽ bản đồ người ta đã sử dụng cả ảnh hàng không và ảnh vệ tinh.
- Khi đã có dù thông tin người vẽ bản đồ còn phải tính tỉ lệ lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ.
Tham khảo
[edit]- SGK Địa lí 6 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (tái bản lần thứ mười tám – 2020).