Jump to content

Địa lí 6/Tỉ lệ bản đồ

From Wikiversity

Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ

[edit]

a. Tỉ lệ bản đồ

– Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.

b. Ý nghĩa

– Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.

– Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.

c. Các dạng biểu hiện của tỉ lệ bản đồ

– Biểu hiện ở 2 dạng:

+ Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

+ Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

Ví dụ: mỗi đoạn 1 cm trên thước bằng 1 km hoặc 10 km trên thực địa.

– Tỉ lệ số: một phần số luôn có tử số bằng 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại

– Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì số lượng các đối tượng địa lí đưa lên bản đồ càng nhiều.

– Tiêu chuẩn phân loại:

+ Lớn: tỉ lệ trên 1 : 200.000

+ Trung bình: từ 1: 200.000 → 1:1000.000

+ Nhỏ: dưới  1:1000.000

– Tỉ lệ thước: là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới 1 dạng thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ

[edit]

a. Muốn tính các khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ thước, chúng ta có thể làm như sau:

–  Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ.

–  Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước ti lệ và đọc trị số khoảng cách trên thước tỉ lệ.

–  Nếu đo khoảng cách bằng compa thì đổi chiều khoảng cách đó với khoảng cách trên thước tỉ lệ, rồi đọc trị số.

b. Nếu dùng tỉ lệ số thì tính khoảng cách như đã nói ở mục trên.

Tham khảo

[edit]
  • SGK Địa lí 6 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (tái bản lần thứ mười tám – 2020).