Địa lí 6/Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn

From Wikiversity

Hãy cho biết:[edit]

  • Đường đồng mức là những đường như thế nào?
    • Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao so với mực nước biển.
  • Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình
    • Dựa vào đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm các đặc điểm hình dạng của địa hình: độ dốc
      • Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc
      • Các đường đồng mức càng thưa thì địa hình có độ dốc càng nhỏ.


(Núi bị cắt ngang và hình trên bản đồ)

Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm của địa hình trên lược đồ[edit]

(Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn)

  • Hãy xác định trên lược đồ hình 44 (trang 51 SGK Địa lý 6) hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
    • Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây sang Đông.
  • Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
    • Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức: 100m
  • Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2, và các điểm B1, B2, B3.
    • Độ cao của các đỉnh núi A1 (900m), A2 (trên 600m), và các điểm B1 (trên 500m), B2 (trên 650m), B3 (trên 550m).
  • Tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2
    • Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2:
    • 1cm trên lược đồ = 100.000cm ngoài thực địa.
    • Nếu đổi ra m thì 1cm trên lược đồ = 1000m ngoài thực địa.
    • Nếu đổi ra km thì 1cm trên lược đồ = 1km ngoài thực địa.
    • Vậy, khoảng cách từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 là 7500m = 7,5km.
  • Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?
    • Các đường đồng mức của núi A1 ở sườn phía tây dốc hơn sườn đông, vì các đường đồng mức nằm gần nhau.

Tham khảo[edit]

  • SGK Địa lí 6 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (tái bản lần thứ mười tám – 2020).