Địa lí 9/Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

From Wikiversity

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ[edit]

– Đồng bằng sông Cửu Long nằm liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, có 3 mặt giáp biển, phía bắc giáp Cam-pu-chia, bao gồm 13 tỉnh và thành phố.

– Ý nghĩa

+ Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cực Nam của đất nước do đó có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là cây nông nghiệp.

+ Vị trí nằm sát vùng Đông Nam Bộ là một vùng kinh tế năng động nhất nước. Do đó đã nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt như công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

+ Phía bắc giáp Campuchia qua tuyến đường thuỷ trên sông Mê Kông có thể giao lưu thuận lợi với các nước trong lưu vực sông Mê Kông. Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận quan trọng của tiểu vùng sông Mê Kông. Cảng Cần Thơ là cảng sông quốc tế.

+ Vùng có thềm lục địa rộng, nông. Ngoài nguồn lợi hải sản dồi dào vùng còn có nguồn dầu khí rất lớn đang được thăm dò và đưa vào khai thác.

Kết luận: Với vị trí như vậy Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển mở rộng hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên[edit]

– Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông

– Với diện tích tương đối rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm cùng sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước, Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.

– Thiên nhiên cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.

– Vùng đang được đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, đất mặn, cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô.

Phương hướng: chủ động sống chung với lũ sông Mê Kông, đồng thời khai thác các lợi thế kinh tế do lũ hàng năm đem lại.

Đặc điểm dân cư xã hội[edit]

– Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng. Trong thành phần các dân tộc, ngoài người Kinh còn có nguời Khơ-me, người Chăm, người Hoa,...

Bảng số liệu một số tiêu chí về dân cư, xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tiêu chí Đơn vị Năm Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước
Mật độ dân số Người/km2 2014 432 274
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 2014 0,73 1,03
Tỉ lệ hộ nghèo % 2014 5,56 5,97
Thu nhập bình quân đầu nguời/tháng Nghìn đồng 2012 1796,7 1999,8
Tỉ lệ nguời lớn biết chữ % 2009 92,0 94,0
Tuổi thọ trung bình Năm 2009 73,7 72,8
Tỉ lệ dân số thành thị % 2014 24,9 33,1

– Ngày nay nông nghiệp là vùng nông nghiệp trù phú. Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Tình hình phát triển kinh tế[edit]

Nông nghiệp[edit]

– Dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng cũng như bình quân lương thực đầu người.

Bảng số liệu về diện tích, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2014

Tiêu chí Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước
Diện tích (nghìn ha) 4246,6 7813,8
Sản lượng (triệu tấn) 25,2 45,0

Lúa trồng chủ yếu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An và Tiền Giang. Đây là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta và bảm bảo được vấn đề an ninh lương thực cho cả nước.

– Đây cũng là vùng trồng cây ăn quả với nhiều loại đặc sản. Phân bố hầu khắp các tỉnh nhất là dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu.

– Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở cá tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

– Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả nước đặc biệt là nuôi tôm cá xuất khẩu, đây là một trong những lợi thế của nước ta trên thị trường thế giới và khu vực. Tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

– Nghề rừng cũng phát triển đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.

Công nghiệp[edit]

– Chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng.

– Trong cơ cấu sản xuất quan trọng nhất là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm khoảng 65% giá trị công nghiệp trong vùng. Đây là ngành trọng điểm.

– Phân bố ở hầu hết các thành phố, thị xã trong vùng đều có các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm với quy mô lớn nhỏ khác nhau.

– Ngoài ra ngành sản xuất vật liệu xây dựng cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng cũng là những ngành rất quan trọng của vùng.

Dịch vụ[edit]

Bao gồm xuất phập khẩu, vận tải thuỷ và du lịch sinh thái :

– Xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu cả nước, xuất khẩu hoa quả) và hàng thuỷ sản cũng đứng đầu cả nước.

– Vận tải thuỷ với nhiều hoạt động giao thương diễn ra sôi động ngày đêm trên sông nước, đây cũng là  một đặc điểm nổi bật trong hoạt động dịch vụ ở  Đồng bằng sông Cửu Long (do mạng lưới  sông ngòi, kênh rạch chằng chịt). Đây cũng là một tiêu chí phát triển đường giao thông nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

– Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc với nhiều loại hình đặc thù đặc biệt là du lịch sông nước, tới thăm các miệt vườn, tham quan thắng cảnh và di tích lịch sử.

Các trung tâm kinh tế[edit]

Có 4 trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. Lớn nhất là thành phố Cần Thơ vì có vị trí địa lí quan trọng, nằm bên bờ sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km, đây là thành phố công nghiệp dịch vụ quan trọng, trong đó Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất toàn vùng, đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của Đồng bằng sông Cửu Long, cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngõ của tiểu vùng sông Mê Kông).

Tham khảo[edit]

  • SGK Địa lí 9 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (tái bản lần thứ mười lăm – 2020).