Địa lí 9/Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

From Wikiversity

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ[edit]

- Duyên hải Nam Trung Bộ là dải đất hẹp ngang hình cong, hướng ra biển, trải dài gần 6 vĩ độ từ 10033’B đến 160B (kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận). Bao gồm 8 tỉnh và thành phố.

- Phía Tây là Tây Nguyên, Lào; phía Đông là vùng biển rộng với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ.

Với vị trí và hình dáng như trên duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa về chiến lược giao lưu kinh tế và an ninh quốc phòng: vùng được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên, là cầu nối của Nam Bộ với các tỉnh phía Bắc, quan trọng hơn cả vùng được coi là cơ sở hậu cần để khai thác kinh tế biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển Đông.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên[edit]

  • Địa hình:

-Có sự phân hoá từ Tây sang Đông: núi, gò đồi ở phía Tây, hướng địa hình cong ra biển, núi dốc đứng về phía Đông có những dải núi chạy sát ra biển chia cắt dải đồng bằng ven biển. Bờ biển dốc khúc khuỷu tạo nên nhiều vũng vịnh nước sâu, nhiều bán đảo, quần đảo và đảo ven bờ

  • Khí hậu:

-Trên nền chung của cả nước là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu vùng này còn mang sắc thái á xích đạo. Cụ thể là: tổng lượng nhiệt trong năm lớn, lượng mưa tương đối thấp, trung bình khoảng 1200 mm, mùa khô kéo dài, mùa mưa ngắn kèm theo bão lụt

  • Tài nguyên:

-Tài nguyên biển và du lịch là thế mạnh của vùng

+ Tài nguyên biển: bờ biển dài khúc khuỷu, bờ biển rộng nhiều bãi tôm bãi cá, nhiều ngư trường lớn thích hợp cho việc khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Vùng còn có một số đặc sản biển có giá trị kinh tế cao: tổ chim yến, đồi mồi, tôm hùm.

+ Tài nguyên du lịch: nhất là du lịch biển với các bãi tắm đẹp, các di tích lịch sử, văn hoá.

- Ngoài ra vùng còn có một số tài nguyên khác như rừng, khoáng sản, đất thích hợp cho việc phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp.

  • Khó khăn :

- Thiên tai thường gây thiệt hại lớn trong điời sống sản xuất của dân cư đặc biệt là mưa bão, hạn hán

- Độ che phủ rừng thấp, rừng bị tàn phá cộng với mùa khô kéo dài do đó hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng nhất là các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Vì thế việc trồng và bảo vệ rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cite error: Invalid <ref> tag; refs with no name must have content

Đặc điểm dân cư, xã hội[edit]

- Duyên hải Nam Trung Bộ có sự khác biệt về dân cư, dân tộc, phân bố và hoạt động kinh tế giữa vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng ven biển phía Đông.

Khu vực Dân cư Hoạt động kinh tế
Đồng bằng ven biển Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
Đồi núi phía Tây Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,...Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao. Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

- Đời sống của người dân trong vùng còn nhiều khó khăn nhưng nhân nhân có tính cần cù lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác biển xa.

Bảng số liệu một số tiêu chí về dân cư, xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Tiêu chí Đơn vị Năm Duyên hải Nam Trung Bộ Cả nước
Mật độ dân số Người/km2 2014 205 274
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 2014 0,86 1,03
Tỉ lệ hộ nghèo % 2014 8,0 5,97
Thu nhập bình quân đầu nguời/tháng Nghìn đồng 2012 1698,4 1999,8
Tỉ lệ nguời lớn biết chữ % 2009 93,8 94,0
Tuổi thọ trung bình Năm 2009 72,2 72,8
Tỉ lệ dân số thành thị % 2014 35,8 33,1

- Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn có nhiều di tích văn hoá - lịch sử. Trong đó, phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Tình hình phát triển kinh tế[edit]

a. Nông nghiệp

- Nuôi bò và khai thác nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh trong nông nghiệp của vùng.

+ Dựa vào vùng gò đồi phía Tây để phát triển đàn bò.

+ Vùng biển phía Đông giàu tiềm năng, ngư dân có kinh nghiệm đi biển, do đó ngư nghiệp là thế mạnh của vùng

+ Nghề làm muối, chế biến hải sản cũng khá phát đạt. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực, tôm, cá đông lạnh.

Một số sản phẩm nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Tiêu chí 1995 2000 2005 2010 2014
Đàn bò (nghìn con) 1026,0 1132,6 1293,3 1322,9 1185,5
Thuỷ sản (nghìn tấn) 339,4 462,9 623,9 748,1 932,0

- Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

b. Công nghiệp

Bảng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước qua các năm

Vùng 2005 2010 2011 2012 2013
Cả nước 988,5 2963,5 3695,1 4506,8 5469,1
Duyên hải Nam Trung Bộ 45,9 208,0 263,4 330,0 424,7

- Cơ cấu công nghiệp của vùng khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,..). Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan (Bình Định),.. Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.

c. Dịch vụ  

Phát triển nhất là giao thông vận tải và du lịch

- Nhờ điều kiện vị trí thuận lợi là cầu nối Bắc Nam và Đông Tây do đó có khối lượng hàng hoá và hành khách rất lớn được vận chuyển qua địa bàn của vùng

+ Quan trọng nhất là hoạt động của các cảng biển : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Trong đó Đà Nẵng và Quy Nhơn là cảng có hoạt động xuất nhập khẩu có quy mô ngày càng lớn.

+ Giao thông Bắc – Nam với quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất.

+ Giao thông Đông Tây với các tuyến từ Tây Nguyên ra cảng biển của vùng quốc lộ 14, 24, 19, 25, 26, 27, 28.

- Du lịch: là một trong những thế mạnh rất lớn của vùng, hoạt động du lịch biển diễn ra sôi động quanh năm tại các bãi biển (Nha Trang, Qu Nhơn, Đà Nẵng), các quần thể di sản văn hoá (phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn …). Nha Trang được coi là thành phố du lịch của vùng và của cả nước.

Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung[edit]

- Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang là 3 trung tâm kinh tế lớn của vùng đồng thời được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên. Cả 3 đều là thành phố biển, tập trung nhiều ngành công nghiệp với các hoạt động xuất nhập khẩu nhộn nhịp nhất vùng.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh và thành phố có vai trò thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả 3 vùng.

Tham khảo[edit]

  • SGK Địa lí 9 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (tái bản lần thứ mười lăm - 2020).