Jump to content

Đức trị

From Wikiversity

Cầm quyền lãnh đạo quốc gia dựa vào đạo đức thì dân chúng đều quy thuận . Người bề trên ngay thẳng, dù không ra lệnh, người dưới vẫn làm theo. Người bề trên không ngay thẳng, tuy có mệnh lệnh rất nghiêm, người dưới cũng chẳng theo ,chỉ cần giữ mình một cách thành thật, thì tự nhiên thiên hạ sẽ thái bình vô sự . Người lãnh đạo phải tự mình làm gương cho dân noi theo, chịu khó nhọc cùng những công việc khó nhọc của dân .

Nếu người trên có hiếu với cha mẹ, tôn trọng bậc huynh trưởng, thật lòng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa, thì nhân dân cũng tự mà noi theo như vậy.Phải làm cho dân chúng hoàn toàn tâm phục thế mới gọi là hiểu được cái gốc của đạo lý

Về đạo đức người lãnh đạo, sách Đại học có câu

Đức là gốc, tài sản là ngọn. Nếu như bỏ gốc mà lấy ngọn, thì sẽ tranh lợi với dân, cướp bóc dân. Nếu ở trên phản lại lòng dân, chỉ biết phát ra những mệnh lệnh trái lẽ, chỉ lo tích tụ tài sản châu báu ngọc ngà, thì dân chúng sẽ đối xử lại bằng những điều phản nghịch, khiến cho triều đình ngày một khánh kiệt.

Trong quan hệ cấp trên với cấp dưới thì quan điểm của Khổng Tử là

Người bề trên đối với kẻ dưới không khoan dung rộng lượng, chấp hành lễ không nghiêm túc kính cẩn, cử hành tang lễ không đau buồn, thương xót, làm sao ta có thể chịu được ?