Jump to content

Công nghệ 7/Bảo vệ và khoanh nuôi rừng

From Wikiversity

Ý nghĩa

[edit]

Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống sản xuất của xã hội. Do đó cần phải có biện pháp bảo vệ và phục hồi rừng đã mất.

Bảo vệ rừng

[edit]

Mục đích

[edit]

– Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

– Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

Biện pháp

[edit]

– Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng, mua bán lâm sản, săn giết động vật trái phép.

– Chính quyền, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, …

– Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng, sản xuất khi được cơ quan lâm nghiệp cấp phép và phải thực hiện đúng quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

Khoanh nuôi phục hồi rừng

[edit]

Mục đích

[edit]

Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.

Đối tượng đã khoanh nuôi

[edit]

Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng:

– Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

– Đồng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30 cm.

Biện pháp khoanh nuôi

[edit]

– Bảo vệ, cấm chăn thả gia súc. Chống chặt phá cây gieo giống và cây con tái sinh.

– Phát dọn dây leo, bụi bặm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây gieo giống và bổ sung.

– Tra hạt hay trồng cây vào khoảng đất lớn.

Tham khảo

[edit]
  • SGK Công nghệ 7, NXB Giáo dục, 2019