Công nghệ 7/Làm đất và bón phân lót

From Wikiversity

Làm đất nhằm mục đích gì?[edit]

– Làm đất là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Các công việc làm đất[edit]

1. Cày đất: xáo trộn lớp đất ở độ sâu từ 230 cm làm đất tơi xốp, thoáng khí, vùi lấp cỏ dại.

2. Bừa và đập đất để làm thu nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.

– Công việc cày, bừa đất được tiến hành bằng trâu, máy cày hoặc búa đập.

3. Lên luống để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.

Quy trình lên luống:

– Xác định hướng luống.

– Xác định thước luống.

– Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.

– Làm phẳng mặt luống.

Chú ý: Khi lên luống cần tuỳ địa hình và loại cây.

Bón phân lót[edit]

– Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân để bón lót theo quy trình sau:

+ Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo gốc của cây.

+ Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.

Tham khảo[edit]

  • SGK Công nghệ 7, NXB Giáo dục, 2019