Công nghệ 7/Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi
Chăn nuôi vật nuôi non
[edit]Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non
[edit]– Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh: Chó con hay được nằm trong ổ để giữ ấm.
– Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Ở động vật nuôi non hệ tiêu hóa hoạt động chưa tốt. Nên cần phải chọn thức ăn dễ tiêu hóa cho gà non.
– Chức năng miễn dịch chưa tốt: Động vật nuôi non dễ bị mắc bệnh hơn những vật nuôi trưởng thành. Lợn con dễ bị ốm chết hơn lợn trưởng thành.
Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non
[edit]Các biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp đặc điểm phát triển của cơ thể vật nuôi non được sắp xếp theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp.
1. Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.
2. Giữ ấm cho cơ thể.
3. Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể (chất chống bệnh).
4. Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
5. Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng.
6. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
Chăn nuôi vật nuôi đực giống
[edit]Để đời sau có chất lượng tốt cần phải có các biện pháp chăn nuôi vật nuôi đực giống phù hợp. Các biện pháp đó là:
– Cần phải cho vật nuôi vận động, tắm chải thường xuyên, kiểm tra thể trọng và tinh dịch.
– Thức ăn phải có đủ năng lượng, protein, chất khoáng và vitamin.
– Làm cho khả năng phối giống và chất lượng đời sau có thể tăng lên.
Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
[edit]Vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con. Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả phải chú ý đến giai đoạn mang thai và nuôi con của chúng.
Sắp xếp theo mức độ ưu tiên dinh dưỡng cho từng giai đoạn.
Giai đoạn mang thai:
– Nuôi thai.
– Nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng.
– Chuẩn bị cho tiết sữa sau đẻ.
Giai đoạn nuôi con:
– Tạo sữa nuôi con.
– Nuôi cơ thể mẹ.
– Hồi phục cơ thể sau đẻ và chuẩn bị cho kì sinh sản sau.
Tham khảo
[edit]- SGK Công nghệ 7, NXB Giáo dục, 2019