Cơ cấu tổ chức Thiên sư đạo

From Wikiversity

Chức vụ[edit]

Người mới nhập môn gọi là Quỷ tốt (鬼卒); tu hành lâu năm lên Tế tửu (祭酒) . Khi đủ trình độ cai quản một Trị thì gọi là Trị đầu đại tế tửu (治頭大祭酒). Tất cả đều dưới quyền của Sư quân (師君) Trương Lỗ.

Các tín đồ phải giữ giới và tin cậy nhau. Người lầm lỗi phải nhập tĩnh thất để sám hối ăn năn. Ngoài ra có chức vụ là quỷ lại (鬼吏), chịu trách nhiệm cúng cầu xin cho bệnh nhân mau khỏi bệnh. Khi cúng cầu khỏi bệnh và khỏi tội, cần lập 3 lá sớ viết tên bệnh nhân vào đó (gọi là Tam quan thủ thư 三官手書; tam quan là: Thiên, Địa, Thủy) . Một đem lên núi, một chôn xuống đất, và một ném xuống nước.

Trương Lỗ còn lập ra nghi thức trai giới là Đồ thán trai pháp (涂炭齋法), tuy giản đơn nhưng được xem là khởi nguyên của nghi thức trai tiêu (齋醮) về sau của Đạo giáo. Các tế tửu còn có nhiệm vụ thuyết giảng Lão Tử Đạo Đức Kinh dựa vào bản chú của Trương Lỗ, gọi là Lão Tử Tưởng Nhĩ chú (老子想爾注). Ngoài việc dùng phù lục bùa chú để trị bệnh; cúng tế và trai giới để cầu xin giải tội và trừ tai nạn; tín đồ Ngũ Đấu Mễ Đạo còn thực hành thủ nhất, hành khí, phòng trung, v.v...

Trong phạm vi 28 Trị, Trương Lỗ thiết lập các nghĩa xá (義舍), cung cấp gạo thịt, thức ăn miễn phí cho người qua đường. Về mặt cai trị dân, Trương Lỗ dùng hình phạt khoan dung, cấm dân uống rượu, và thi hành nhiều biện pháp có lợi cho dân. Trong cục diện đại loạn cuối đời Hán, chỉ có khu vực Ba Thục và Hán Trung do Trương Lỗ cai trị là thái bình, do đó ảnh hưởng của Trương Lỗ rất lớn.

24 Trị & 28 Trị[edit]

24 Trị ban đầu gọi là Chính trị (正治), gồm Thượng Bát Trị, Trung Bát Trị, và Hạ Bát Trị

Thượng Bát Trị là[edit]

1- Dương Bình Trị (陽平治), tại huyện Cửu Lũng, châu Bành, quận Thục;
2- Lộc Đường [Sơn] Trị (鹿堂(山)治), tại huyện Miên Trúc, châu Hán;
3- Hạc Minh [Thần Sơn Thượng] Trị (鶴鳴(神山上)治), tại Hạc Minh Sơn, nay là huyện Đại Ấp, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên;
4- Ly Nguyên Sơn Trị (漓沅山治), tại huyện Cửu Lũng, châu Bành, quận Thục;
5- Cát Quý Sơn Trị (葛瑰山治), tại huyện Cửu Lũng, châu Bành, quận Thục;
6- Canh Trừ Trị (庚除治), tại huyện Miên Trúc, quận Quảng Hán;
7- Tần Trung Trị (秦中治), tại huyện Đức Dương, quận Quảng Hán;
8- Chân Đa Trị (真多治), tại huyện Kim Đường.

Trung Bát Trị[edit]

1- Xương Lợi Trị (昌利治), tại huyện Kim Đường;
2- Lệ Thượng Trị (隸上治), tại huyện Đức Dương, quận Quảng Hán;
3- Dũng Tuyền Sơn Thần Trị (涌泉山神治), tại huyện Tiểu Hán, quận Toại Ninh;
4- Trù Canh Trị (稠稉治), tại huyện Tân Tân, huyện Kiên Vi;
5- Bắc Bình Trị (北平治), tại huyện Bành Sơn, châu Mi;
6- Bản Trúc Trị (本竹治), tại huyện Tân Tân, châu Thục;
7- Mông Tần Trị (蒙秦治), tại huyện Đài Đăng, quận Việt Huề;
8- Bình Cái Trị (平蓋治), tại huyện Tân Tân, châu Thục.

Hạ Bát Trị là[edit]

1- Vân Đài Sơn Trị (雲台山治), tại huyện Thương Khê, châu Lương, quận Ba Tây;
2- Tận Khẩu Trị (濜口治), tại huyện Giang Dương, quận Hán Trung;
3- Hậu Thành Sơn Trị (後城山治), tại huyện Thập Phương, châu Hán;
4- Công Mộ Trị (公慕治), tại huyện Thập Phương, châu Hán;
5- Bình Cương Trị (平岡治), tại huyện Tân Tân, châu Thục;
6- Chủ Bạc Sơn Trị (主簿山治), tại huyện Bồ Giang, châu Cung;
7- Ngọc Cục Trị (玉局治), tại cửa Nam của Thành Đô;
8- Bắc Mang Sơn Trị (北邙山治), tại huyện Lạc Dương, Đông Đô.

Biệt Trị[edit]

4 Trị tăng thêm về sau gọi là Biệt Trị (別治) hay Bị Trị (備治), gồm:

  • 4 Biệt Trị (Bị Trị) đều ở phía đông bắc của Kinh Sư Lạc Dương:
1- Cương Đê Trị (岡氐治), tại núi Lan Vũ;
2- Bạch Thạch Trị (白石治), tại núi Huyền Cực;
3- Cụ Sơn Trị (具山治), tại núi Phạn Dương;
4- Chung Mậu Trị (鍾茂治), tại núi Nguyên Đông.