Cải cách của Tần Thuỷ Hoàng

From Wikiversity


Sau khi thống nhất Trung quốc, Tần thuỷ hoàng và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị .

  • Để đảm bảo ổn định, ông đốt sách và chôn sống học giả
  • Thiết lập Đế quốc quân chủ Trung Hoa kéo dài gần hai thiên niên kỷ . Chia cả nước thành quận (36-40), huyện có một quận thú coi về dân sự, và một quân uý coi về quân sự . Quan lại lớn nhỏ đều không truyền lại cho đời sau, mà là do Hoàng đế đích thân bổ nhiệm dựa trên thành tích.
  • Khuyến khích binh, nông ; ghét công, thương . Muốn nắm hết mối lợi thương nghiệp, triều đình đày hết phú thương có những xưởng sản xuất sắt lại miền Thiểm Tây và miền Tứ Xuyên. Hai trăm ngàn gia đình phú thương, tiểu thương bị đày tại xứ Thục và miền An Dương (phía nam Lạc Dương ngày nay), hẳn là để làm ruộng. Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà của người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruộng và ai cũng có quyền mua. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ có những cơ sở rất lớn, dần dần thành một giai cấp có quyền hành tương tự như các chư hầu nhỏ thời trước. Năm hay mười nhà họp nhau thành một liên gia, chịu chung trách nhiệm với nhau. Chế độ này được áp dụng ở Trung Hoa cho tới đầu đời nhà Hán. Tráng đinh nào cũng phải đi lính tới già. Gia đình nào có ba người đàn ông thì phải chia làm hai hộ. Hình luật khắc nghiệt hơn thời trước nhiều.
  • Thuế trả bằng lúa, phải dùng thuyền, xe chở đến các quận và kinh đô. Hoàng đế cũng phát triển một mạng lưới rộng lớn đường giao thông và kênh kết nối các tỉnh để cải thiện thương mại giữa chúng . Các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau cũng tiêu chuẩn hóa .
  • Chuẩn hóa chữ viết để quan chức Tần đi cai trị một nước khác thông hiểu ngôn ngữ nước đó để làm tròn nhiệm vụ,
  • Chuẩn hóa đơn vị đo lường .