Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

From Wikiversity

Tìm hiểu chung[edit]

Tác giả[edit]

- Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 02/09/1969)

- Là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.

- Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.

- Xuất thân từ một gia đình nho học.

- Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.

- Người có tấm lòng nhân hậu dễ đồng cảm xúc động, là một người yêu thiên nhiên và yêu con người.

- Tác phẩm tiêu biểu: "Nhật kí trong tù", thơ chữ hán và tập thơ chữ Nôm, văn chính luận, truyện kí.

⇒ Nhà văn lớn, Danh nhân văn hóa thế giới.

Tác phẩm[edit]

Xuất xứ[edit]

+ Bài thơ được sáng tác vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.

+ "Cảnh khuya": 1947.

+ "Rằm tháng giêng": 1948.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (cả 2 bài)

- Dịch thơ: "Rằm tháng giêng" thể lục bát

Bố cục[edit]

"Cảnh khuya" Chia làm 2 phần

+ Phần 1 (2 câu thơ đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc.

+ Phần 2 (Còn lại): Tâm trạng của nhà thơ.

- "Rằm tháng giêng" chia làm 2 phần

+ Phần 1 (2 câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc

+ Phần 2 (Còn lại): Hình ảnh con người.

- Đặc điểm chung của hai bài thơ

+ Cùng tác giả

+ Cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Cùng hoàn cảnh sáng tác

+ Cùng kết hợp miêu tả và biểu cảm trong thơ

Nội dung[edit]

- Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở khu Việt Bắc, tình cảm thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái lạc quan, ung dung của Bác Hồ.

- Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên.

Đọc - hiểu văn bản Cảnh khuya[edit]

Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc[edit]

- So sánh: Tiếng suối - tiếng hát.

→ Cảnh gần gũi với con người, trẻ trung, sống động.

- Điệp từ, nhân hoá: “lồng”

→ Lộng lẫy, nhiều đường nét, hình khối, giao hòa, giao cảm.

⇒ Có nhạc, có họa.

Tâm trạng của Bác[edit]

- So sánh, điệp từ: "Chưa ngủ"

+ Mãi ngắm cảnh đẹp

+ Lo việc nước

→ Hài hòa chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ.

Tổng kết[edit]

Nghệ thuật[edit]

- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.

- Lời thơ tự nhiên gợi cảm.

- Sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, điệp từ) đạt hiệu quả cao.

- Sáng tạo nhịp điệu ở câu 1 và 4.

Nội dung[edit]

Thể hiện sự gắn bó hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.

Đọc - hiểu văn bản Rằm tháng giêng[edit]

Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc[edit]

- Không gian: Cao rộng, bát ngát.

- Điệp từ: "Xuân"

→ Cảnh vật lộng lẫy, trong trẻo, trẻ trung, đầy sức sống.

Hình ảnh con người[edit]

- "Bàn việc quân"

→ Yêu quê hương, cách mạng.

- "Trăng đầy thuyền".

→ Phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.

⇒ Chất thép hài hòa chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác.

Tổng kết[edit]

Nghệ thuật[edit]

- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.

- Ngôn từ tự nhiên, bình dị và gợi cảm.

- Sử dụng các biện pháp (so sánh, điệp từ, liên tưởng) đạt hiệu quả cao.

Nội dung[edit]

- Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc tràn đầy sức sống

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

Tham khảo[edit]

  • SGK Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục, 2019