Chính danh

From Wikiversity

Chính danh nghĩa là mỗi người cần phải nhận thức và hành động theo đúng cương vị, địa vị của mình

Vua Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về cách cai trị, Khổng Tử đã trở lời

Phải làm sao cho mọi người làm tròn chức vụ của mình. Vua ở cho hết phận vua, tôi ở cho hết phận tôi, cha ở cho hết phận cha, con ở cho hết phận con.


Theo quan niệm đạo đức Nho giáo thì con người sống trong xã hội không nên tranh chấp vì danh lợi mà nên giữ hòa khí, dùng lễ để đối đãi với nhau . Nho giáo khuyên con người sống phù hợp với hoàn cảnh và địa vị xã hội của mình.

Sách Trung Dung viết

Người quân tử nên dựa vào địa vị hiện tại của mình mà làm việc, không nên ham những cái ngoài bổn phận của mình... Người quân tử ở bất kỳ hoàn cảnh nào đều có thể điềm nhiên tự tại, bình tĩnh tự đắc, không kêu ca phàn nàn. Mỗi người đều có vị trí riêng trong hệ thống phân công lao động xã hội.

Khổng Tử nói

Không ở chức vị thì đừng bàn tính về chính sự của chức vị ấy.
Không sợ buồn vì không có chức vụ địa vị, chỉ buồn vì không có tài đức để làm tròn chức vụ địa vị ấy. Không sợ người khác không biết mình, mà phải cầu mong làm sao có năng lực làm cho người khác hiểu mình.


Bàn luận về địa vị và con người, sách Trung Dung viết

Khi ở địa vị cao, không lăng mạ chèn ép người dưới; khi ở địa vị dưới, không nịnh bợ cầu cạnh người trên; lúc nào cũng giữ bản thân ngay thẳng, chẳng cầu mong xin xỏ người , được như vậy thì trên không oán trời, dưới không trách người, luôn ở địa vị ổn định để chờ mệnh trời. Còn kẻ tiểu nhân buộc phải mạo hiểm để theo đuổi chức vụ, địa vị ngoài khả năng của mình.