Giáo dục công dân 12/Công dân với các quyền dân chủ

From Wikiversity

MỞ ĐẦU BÀI HỌC[edit]

Hiến pháp năm 1992 khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, Nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ Nhà nước bằng các hình thức, cách thức khác nhau thông qua việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân.

Học xong bài này, học sinh cần :

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân,

- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.

- Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật ; phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.

- Có ý thức và thái độ tích cực của công dân - học sinh, những người chủ trẻ tuổi của đất nước với việc thực hiện các quyền dân chủ.

NỘI DUNG BÀI HỌC[edit]

Một câu hỏi đặt ra với nền dân chủ ở mọi quốc gia là : Làm thế nào để nhân dân có thể thực hiện quyền làm chủ đất nước, để nhân dân tham gia quản | lí, điều hành đời sống hằng ngày của xã hội và quyết định các việc lớn, trong đại của quốc gia ?

Lịch sử phát triển của nhân loại đã cho thấy có hai hình thức chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước,

Dân chủ gián tiếp (còn gọi là dân chủ đại diện) là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.

Điều kiện đầu tiên cần có để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp là việc Nhà nước ghi nhận bằng Hiến pháp các quyền dân chủ của công dân.

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số quyền dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và luật.

1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân[edit]

a) Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chỉ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

Quyền bầu cử và quyền ứng cử được thể hiện một cách khái quát tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992: "Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân".

b) Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

  • Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân

Hiến pháp quy định, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú tại nơi họ thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Luật Bầu cử quy định rất chặt chẽ những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử :

- Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm : người đang | bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp | luật ; người đang phải chấp hành hình phạt tù ; người đang bị tạm giam ; người | mất năng lực hành vi dân sự.

- Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử : Trước hết bao gồm những người thuộc diện không được thực hiện quyền bầu cử, ngoài ra còn bao gồm : người đang bị khởi tố về hình sự ; người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án (kể cả không phải là phạt tù); người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xoá án ; người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.

Theo em, vì sao Luật lại hạn chế quyền bầu cử, ứng cử của những

người thuộc các trường hợp trên ? . * Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân

- Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm.

Theo nguyên tắc bầu cử bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau, đều được tự do và độc lập thể hiện trực | tiếp sự lựa chọn của mình đối với những người trong danh sách ứng cử viên bằng việc tự viết phiếu, tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín.

Điều 58, 59 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội quy định : Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ; cử tri phải tự mình đi bầu, không được bầu bằng cách gửi thư ; cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu ; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri ; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.

-Quyên ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường : tự ứng | cử và được giới thiệu ứng cử. Các công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và

tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, lực | lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử (trừ các trường hợp do luật định không được ứng cử).

| Các ứng cử viên được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu về cơ sở nơi công tác hay cư trú để lấy ý kiến của Hội nghị cử tri trước khi lập danh sách ứng cử viên chính thức, Mặt trận Tổ quốc tổ chức để ứng cử viên gặp gỡ, tiếp xúc, báo cáo với cử tri dự kiến kế hoạch hành động để thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu trúng cử.

* Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước – cơ quan đại biểu của nhân dân

Thực hiện quyền bầu cử, ứng cử mới là bước đầu tiên để nhân dân thực hành hình thức dân chủ gián tiếp. Bước quan trọng có ý nghĩa quyết định của hình thức dân chủ gián tiếp chính là việc các cơ quan quyền lực nhà nước và các đại biểu nhân dân thực thi đúng đắn quyền lực nhà nước do nhân dân giao phó thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Vậy, khi thực hiện nhiệm vụ, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân. dân giữ quan hệ như thế nào với nhân dân - người chủ của quyền lực mà

họ đang đại diện ? Hiến pháp quy định mối quan hệ hai chiều giữa nhân dân và những người | đại diện cho họ trong các cơ quan quyền lực nhà nước :

| Thứ nhất, các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, mà trước hết là với nhân dân ở đơn vị bầu cử đã trực tiếp bầu ra họ. Đại biểu nhân dân | phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu : tiếp xúc với cử tri, thu thập ý kiến và nguyện vọng của cử tri để phản ánh trung thực với Quốc hội, Hội đồng nhân dân ; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ; yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế phải trả lời những vấn đề mà cử tri và đại biểu quan tâm.

Thứ hai, các đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri. Các đại biểu phải thường xuyên báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; có trách nhiệm trả lời các yêu cầu và kiến nghị của cử tri.

Cử tri có quyền trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu Quốc hội báo cáo công tác, có quyền nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu.

c) Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình, thông qua các đại biểu đại diện cho nhân dân ở ương và địa phương do mình bầu ra. Việc công dân thực hiện đúng đắn các quyền bầu cử và ứng cử theo các nguyên tắc và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta, thể hiện sự bình đắng của công dân trong đời sống chính trị của đất nước.

Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.

2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội[edit]

a) Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương , quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội,

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là các quyền gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta.

b) Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách:

- Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân như Hiếp pháp, Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình... Đồng thời, trong quá trình thực hiện pháp luật, nhân dân có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật để Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của đông đảo nhân dân.

Trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta, Chính phủ đã cho công bố bản Dự thảo Hiến pháp trên Báo Cứu quốc ngày 10 – 11 – 1945 với lời Thông cáo “Muốn cho toàn thể nhân dân Việt Nam dự vào việc lập Hiến pháp của nước nhà nền Chính phủ cho công bố bản Dự thảo Hiến pháp này để mọi người được đọc kĩ càng và được tự do bàn bạc, phê bình". Chính phủ cũng đã cho in bản Dự thảo

Hiến pháp để đưa tới tận các làng, xã, trưng cầu ý kiến của nhân dân. - Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Hiện nay, Luật Trưng cầu ý dân đang được soạn thảo để trình Quốc hội ban hành.

Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dán kiểm tra".

| Bằng cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhân dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của người dân ở ngay cơ sở nơi họ sinh sống. Theo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, các công việc của xã (phường, thị trấn) được chia làm bốn loại :

– Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước...).

- Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình (ví dụ : chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng hoặc cơ sở hạ tầng ; xây dựng hương ước, quy ước...),

- Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định (ví dụ : dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương ; các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lí...).

- Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền

hoạt động và phẩm chất đạo đức của cán bà chủ chốt ở xã ; dự toán và quyết toán ngân sách xã, thu chi các loại quỹ, lệ phí ; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương ; kết quả thanh tra, kiểm tra các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã...).

c) Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội vào việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

Trên cơ sở các quy định về quyền của mình, công dân có thể tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của quản lý nhà nước và xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, làm cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng, văn minh.

3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân[edit]

a) Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân[edit]

Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại. ..

Để hiểu rõ hơn về quyền khiếu nại, tố cáo, cần làm rõ thế nào là quyền | khiếu nại và thế nào là quyền tố cáo.

Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành

vị hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp | luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ví dụ : Công dân được khiếu nại với Quyết định xử phạt hành chính đối với người vi phạm Luật Giao thông đường bộ hay Luật Quản lí thuế khi quyết định đó không đúng ; Quyết định kỉ luật của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỉ luật (khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc) đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lí của mình cũng là một loại quyết định

hành chính đặc thù có thể bị khiếu nại. Quyên tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá | nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ

chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà | nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm. Mục đích của tố cáo là nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

b) Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân[edit]

* Người có quyền khiếu nại, tố cáo

Người khiếu nại : cá nhân, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Cá nhân được hiểu là công dân nói chung và cán bộ, công chức nói riêng. Tổ chức có quyền khiếu nại gồm : cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân...

Người tố cáo : Chỉ có công dân có quyền tố cáo. | Người khiếu nại, tố cáo có các quyền và nghĩa vụ cụ thể do Luật Khiếu nại, | tố cáo quy định, trong đó có quyền nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại,

* Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo | Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết lu | nội dung tố cáo và việc quyết định xử lí của người giải quyết tố cáo.

Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, đó là : người đứng | đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại (có thể

là quyết định, hành vi hành chính của người đứng đầu hoặc của cán bộ, công chức | do người đó quản lí) ; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan | hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại ; Chủ tịch Uỷ ban

nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, đó là : người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo ; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo ; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự thì các cơ quan tố tụng (điều tra, kiểm sát, toà án) giải quyết.

* Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo bốn bước sau đây :

| Bước 1 – Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Bước 2 – Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật định.

Kết quả của việc giải quyết khiếu nại là một quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính ; chấm dứt hành vị hành chính bị khiếu nại ; bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người khiếu nại theo nguyên tắc "người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự".

Bước 3 – Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách : hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu nại lần đầu ; hoặc kiện ra Toà Hành chính thuộc Toà án nhân dân (trong trường hợp này, vụ kiện sẽ được giải quyết theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).

Bước 4 – Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. Nếu quyết định nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ, người giải quyết khiếu nại lần hai ra quyết định yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại phải sửa đổi, | huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, bồi thường thiệt hại (nếu có).

| Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định, có quyền khởi kiện ra Toà Hành chính thuộc Toà | án nhân dân.

Như vậy, mọi quá trình khiếu nại theo con đường hành chính đều kết thúc sau quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Tuy nhiên, người khiếu nại vẫn còn quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc khiếu nại của mình theo thủ tục tố tụng.

Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo được thực hiện theo bốn bước sau đây :

| Bước 1 – Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có | thẩm quyền giải quyết tố cáo,

Bước 2 – Trong thời hạn luật định, người giải quyết tố cáo phải tiến hành | các việc xác minh và phải ra quyết định về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lí đối với người vi phạm.

Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp | luật tố tụng hình sự.

Bước 3 – Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không | đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyên tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

Bước 4 – Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn luật định.

c) Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân[edit]

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân - Nhà nước

bảo đảm để công dân thực hiện các quyền dân chủ của mình, công dân có quyền | sử dụng và có nghĩa vụ thực hiện các quyền dân chủ này một cách tích cực.

Quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lí để công dân | thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân

chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được bảo đảm, bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố vững mạnh để thực sự là bộ máy của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các -quyền dân chủ của công dân[edit]

a) Trách nhiệm của Nhà nước[edit]

Nhà nước phải đảm bảo các điều kiện để công dân thực hiện quyền dân chủ, Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ban hành Hiến pháp và các luật làm cơ sở pháp lí vững chắc cho sự hình thành chế độ dân chủ tiếp và dân chủ gián tiếp. Chính phủ và chính quyền các cấp là cơ quan tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho các quyền dân chủ của công dân được thực hiện trên thực tế ở phạm vi cả nước cũng như trong phạm vi từng cơ sở, từng thôn, xã. Toà án và các cơ quan tư pháp bảo vệ quyền dân chủ của công dân thông qua việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những vi phạm cả từ phía công dân lẫn phía các cơ quan, công chức nhà nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, những công bộc của dân "Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân” và luôn cảnh giác với căn bệnh "Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ”(2).

b) Trách nhiệm của công dân

Thực hiện quyền dân chủ của Công dân tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : "Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động... Đã là người làm chủ nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà... Đã là người làm chủ thì phải tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ. Chớ nên "ăn cỗ đi trước, lội nước

di sau"(2) Mọi hành vi lạm dụng quyền dân chủ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, lợi | ích của Nhà nước đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, 16, tr. 292. (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 10, tr. 310,

III - TƯ LIỆU THAM KHẢO[edit]

1. Giải thích từ ngữ

Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong quản lý hành chính.

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

2. "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử ; hễ là | công dân thì đều có quyền đi bầu cử... Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử Chính phủ. Chính phủ đó thật là của toàn dân.(l)

3. Điều 10 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội quy định "số đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số, là dân tộc thiểu số do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm các thành phần dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số có số đại biểu thích đáng".

4. Theo thống kê của Liên minh Quốc hội thế giới năm 1993, có 109 trong số 150 quốc gia được khảo sát quy định tuổi bầu cử của công dân là đủ 18 tuổi. Tuổi bầu cử cao nhất là 21 ở Xin-ga-po, Bô-li-vi-a và thấp nhất là 16 tuổi ở Cu-ba, Bra-xin, I-ran và Ni-ca-ra-goa”. Binh lính trong lực lượng vũ trang ở Bra-xin, phụ nữ ở Cô-oét, các nhà tu hành Thái Lan không có quyền bầu cử.

5. Ở nhiều nước, nhiều vấn đề khác nhau của hoạt động nhà nước, kể cả việc thông qua, thay đổi và huỷ bỏ luật được giải quyết bằng con đường trưng

cầu dân ý. Nghị viện quyết định trưng cầu dân ý hoặc theo sáng kiến của mình, hoặc theo đề xuất của các chủ thể khác như Chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương, nhóm cử tri. Tại Mác-xê-đô-ni-a, trưng cầu dân ý được thực hiện nếu đa số đại biểu Quốc hội tán thành hoặc nếu có đòi hỏi của 150.000 cử tri trở lên.

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, 1.4, tr. 133. (2) Theo Văn phòng Quốc hội, Tổ chức và hoạt động Quốc hội một số nước, Hà Nội, 2002.

6. Bộ luật Hình sự năm 1999

Điều 126. Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyên ứng cử của Công dân, thì bị phạt cảnh cáo, | cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một | năm đến hai năm : a) có tổ chức ; b) lợi dụng chức vụ quyền hạn ; c) gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

7. Bài đọc thêm

QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN

Trong những năm qua, công cuộc giảm nghèo đói của Việt Nam đã đạt được những thành công được bạn bè quốc tế ghi nhận. Để thực hiện thành công chiến lược này, Đảng và Nhà nước đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp như tạo nhiều việc làm, cho vay vốn, hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi. Trong các biện pháp đó, việc ban hành và thực hiện Quy chế dân chủ ở xã có vị trí đặc biệt. Quy chế dân chủ đã thực sự là công cụ để người dân làm chủ, tạo điều kiện để mọi người dân không phân biệt giàu, nghèo, nam, nữ đều có thể tham gia vào quá trình quản lí tốt ở cơ sở, có thể tiếp cận được các dịch vụ một cách khách quan, công bằng. Người dân được tự mình tham gia xây dựng kế hoạch

(1) Sưu tầm theo Báo Pháp luật.

phát triển kinh tế hằng năm của xã (nuôi con gì, trồng cây gì...) phù hợp với những nhu cầu và những ưu tiên của người dân, bao gồm cả những người nghèo. Người dân có quyền biết và tham gia góp ý kiến vào dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, vào việc quản lí sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ích. Quy chế tạo điều kiện để người dân tham gia giám sát điều hành và chi tiêu của chính quyền cấp cơ sở. Kiểm soát được chi tiêu, chống thất thoát và tham nhũng là một yếu tố quan trọng trong chương trình chống đói nghèo và phát triển của Chính phủ. Được làm chủ, người dân đã chủ động hơn, sáng tạo hơn, đưa ra nhiều sáng kiến hơn, góp phần không nhỏ trong sự ổn định và phát triển bền vững hơn của địa phương.

| Hà Nam là một tỉnh thuần nông, thu nhập của người dân còn thấp nhưng do | thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, mọi vấn đề về thu chi tài chính đều được công khai theo Quy chế. Mặt trận Tổ quốc đã tích cực phối hợp cùng với chính quyền vận động nhân dân đóng góp để nâng cấp sửa chữa được 2540 km đường giao thông nông thôn, 100% trường trung học phổ thông, 95% trường trung học cơ sở, 305 trường tiểu học, trường mẫu giáo và 50% trạm y tế. Những công | trình này hầu hết do dân đóng góp bằng tiền, hiện vật và hàng ngàn ngày công | lao động. Ở nhiều tỉnh, số tiền nhân dân tự đóng góp để phát triển cơ sở hạ | tầng thôn, xã trong những năm thực hiện Quy chế dân chủ đã cho thấy những | tiềm năng của nhân dân được phát huy mạnh mẽ , Bắc Ninh : 195 tỉ đồng, | Hà Nam : 163,2 tỉ đồng, Nghệ An : trên 120 tỉ đồng, Ninh Bình : 105 tỉ đồng,

Vĩnh Long : 100,3 tỉ đồng, Đồng Tháp: gần 1000 tỉ đồng...