Giáo dục công dân 7/Tôn sư trọng đạo
Khái quát nội dung câu chuyện
[edit]– Thời gian: Cách 40 năm sau ngày ra trường.
– Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến.
– Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình.
=> Ý nghĩa: Thầy cô giáo là người đã truyền đạt cho mình những tri thức và giáo dục đạo đức cho mình nên người vì vậy chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn thầy cô.
Nội dung bài học
[edit]Khái niệm:
[edit]– Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình), ở mọi nơi, mọi lúc; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
– Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người.
– Ví dụ: Thăm hỏi thầy cô giáo khi ốm đau; gọi điện hỏi thăm sức khỏe thầy cô; đến chúc Tết nhà thầy cô…
Biểu hiện:
[edit]– Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.
– Hành động đền ơn đáp nghĩa.
– Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo.
Ý nghĩa:
[edit]– Là truyền thống quý báu của dân tộc
– Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ.
– Là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ người–người gắn bó, thân thiết.
=> Chúng ta khôn lớn như ngày nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp ta mỡ mang trí tuệ mà giúp chúng ta biết phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vì vậy chúng ta phải có bổn phận là chăm học, chăm làm; vâng lời thầy cô giáo, lễ độ với mọi người.
Tham khảo
[edit]- SGK Giáo dục công dân 7, NXB Giáo dục, 2019