Giờ âm lịch
Appearance
Tương truyền ngày xưa có một người tên Đại Nhiêu đã lập ra Thập Can và Thập Nhị Chi để giúp người ta tính toán thời gian. Việc tính giờ cũng có liên quan đến tập tính của 12 loài vật
Giờ ta Tên gọi Giờ tây Tính cách 1. Giờ Tý – Chuột Tên tiếng trung: Tý – 子 (zǐ) = Chuột – láoshǔ (老 鼠) Thời gian: 23 – 1 giờ sáng. Đây được coi là thời điểm chuột hoạt động mạnh nhất. 2. Giờ Sửu – Trâu Tên tiếng trung: Sửu 丑 (chǒu) = Trâu (ngưu) – níu (牛) Thời gian: 1 – 3 giờ sáng. Lúc trâu chuẩn bị đi cày. 3. Giờ Dần – Hổ Tên tiếng trung: Dần – yín (寅) = Hổ (cọp – lão hổ) – láohǔ (老 虎) Thời gian: 3 – 5 giờ sáng. Lúc hổ hung hãn, nguy hiểm nhất. 4. Giờ Mão – Mèo, Thỏ Tên tiếng trung: Mão – mǎo (卯) = Thỏ (thố tử) – tùzi (兔子). Việt Nam là con mèo – māo (猫) Thời gian: 5 – 7 giờ sáng Lúc mèo đi ngủ. 5. Giờ Thìn – Rồng Tên tiếng trung: Thìn – chén (辰) = Rồng (Long) – lóng (phồn thể: 龍; giản thể: 龙) Thời gian: 7 – 9 giờ sáng. Theo truyền thuyết là lúc rồng bay lượn tạo mưa. 6. Giờ Tỵ – Rắn Tên tiếng trung: Tỵ – sì (巳) = Rắn (xà) – shé (蛇) Thời gian: 9 – 11 giờ. Lúc rắn không hại người. 7. Giờ Ngọ – Ngựa Tên tiếng Trung: Ngọ – wǔ (午) = Ngựa (mã) – mǎ (馬) Thời gian: 11 – 1 giờ. Được xếp vào giữa trưa vì Ngựa có dương tính cao. 8. Giờ Mùi – Dê Tên tiếng trung: Mùi – wèi (未) = Dê (dương) – yáng (羊) Thời gian: 1 – 3 giờ. Lúc dê ăn cỏ mà không ảnh hưởng tới khả năng mọc lại của cây cỏ. 9. Giờ Thân – Khỉ Tên tiếng trung: Thân – shēn (申) = Khỉ (hầu tử) – hóuzi (猴子) Thời gian: 3 – 5 giờ. Lúc khỉ thích hú bầy đàn. 10. Giờ Dậu – Gà Tên tiếng trung: Dậu – yǒu (酉) = Gà (kê) – jī (phồn thể: 雞 – giản thể 鸡) Thời gian: 5 – 7 giờ. Lúc gà lên chuồng. 11. Giờ Tuất – Chó Tên tiếng trung: Tuất – xū (戌) = Chó (cẩu) – gǒu (狗) Thời gian: 7 – 9 giờ. Lúc chó phải trông nhà. 12. Giờ Hợi – Lợn Tên tiếng trung: Hợi – hài (亥) = Lợn (heo) – zhū (猪) Thời gian: 9 – 11 giờ. Lúc lợn ngủ say giấc nhất.