Jump to content

Lịch sử 10/Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

From Wikiversity

Cách mạng công nghiệp ở Anh

[edit]

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp

[edit]
  • Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
  • Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.
  • Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
  • Có hệ thống thuộc địa lớn.

Những phát minh về máy móc

[edit]
  • Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.
  • Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
  • Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
  • Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.
  • Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

* Luyện kim: năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

Giao thông vận tải

[edit]
  • Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
  • Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

Những ngành này có truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

[edit]

Pháp

[edit]
  • Từ những năm 30 của thế kỷ XIX Cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh trong những năm 1850–1870.
  • Tác động về kinh tế, xã hội:
    • Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ thứ 2 trên thế giới.
    • Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.

Đức

[edit]
  • Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh kỷ lục.
  • Trong nông nghiệp: máy móc thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.
  • Đặc điểm: cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.

Hệ quả của cách mạng công nghiệp

[edit]

Về kinh tế

[edit]
  • Nâng cao năng suất lao động ,làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
  • Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

Về xã hội

[edit]
  • Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
  • Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
  • Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

Tham khảo

[edit]
  • SGK Lịch sử 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.