Jump to content

Lịch sử 10/Việt Nam thời nguyên thủy

From Wikiversity

Những dấu tích Người Tối cổ ở Việt Nam

[edit]
  • Dấu tích Người Tối Cổ ở VN có niên đại 30-43 vạn năm, công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa (núi Đọ - hình 29), Đồng Nai, Bình Phước.
  • Người Tối cổ sống thành từng bầy, săn bắt, hái lượm (rìu tay đá cũ Núi Đọ).

Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc

[edit]
  • Di tích văn hóa Ngườm (Võ Nhai - Thái Nguyên), Sơn vi (Lâm Thao - Phú Thọ): sống trong hang động, mái đá, ven sông suối từ Sơn La, Lai Châu đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, sống thành thị tộc.
  • Sử dụng công cụ đá ghè đẽo, săn bắt, hái lượm.

Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn: văn hóa sơ kỳ đá mới (6.000-12.000 năm).

  • Sống định cư trong hang động, mái đá gần nguồn nước họp thành thị tộc, săn bắt, hái lượm, trồng rau củ, quả.
  • Người Hòa Bình ghè đẽo, mài lưỡi rìu, làm công cụ bằng xương, tre, gỗ, người Bắc Sơn biết mài rộng trên lưỡi rìu đá, làm đồ gốm.
  • Cuộc sống vật chất được nâng cao.
  • Ở nhiều địa phương của nước ta đã tìm thấy những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá của Người hiện đại ở các di tích văn hóa Ngườm, Sơn Vi,... (Cách đây 2 vạn năm).
  • Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.
  • Sử dụng cưa, khoan đá, bàn xoay, công cụ lao động được cải tiến, năng suất lao động tăng.
  • Nông nghiệp trồng lúa dùng cuốc đá.
  • Dân số gia tăng, trao đổi sản phẩm, đời sống vật chất được ổn định, đời sống tinh thần được nâng cao ⇒ Cuộc cách mạng đá mới.

Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước

[edit]
  • Cách nay khoảng 3.000 - 4.000 năm, kỹ thuật chế tác đá, làm đồ gốm; sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ, nghề nông trồng lúa nước.
  • Cư dân Phùng Nguyên,cư dân Hoa Lộc - Thanh Hóa, sông Cả - Nghệ An:
    • Trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ.
    • Công cụ bằng đá,làm đồ gốm bằng bàn xoay, dùng tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải, chăn nuôi.
    • Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng, dùi đồng.
  • Cư dân văn hóa Sa Huỳnh – Nam Trung Bộ biết thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa, cây trồng khác, chế tác và sử dụng đồ sắt, làm gốm, dệt vải, đồ trang sức; thiêu xác chết.
  • Cư dân văn hóa Đồng Nai làm nghề nông trồng lúa nước, khai thác lâm sản, săn bắt, làm nghề thủ công, công cụ đá, đồng, thủy tinh.
  • Thời đại Kim khí, bước sang giai đoạn mới.

Tham khảo

[edit]
  • SGK Lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2019