Lục phủ

From Wikiversity

Phủ là các chất thải của Tạng . Lục phủ là 6 chất thải của Tạng bao gồm

1 Đởm, 2 Vị, 3 Tiểu Trường, 4 Đại Trường, 5 Bàng Quang, 6 Tam Tiêu

Đởm[edit]

Đởm có quan hệ biểu lý với can, chứa chất mật (tinh chất), do can bài tiết ra. Cổ nhân nói: “khí thừa của can tràn vào mật, tụ lại thành tinh chấp”. Mật có chức năng giúp cho việc tiêu hóa thức ăn. Chất mật có vị xanh, vàng và vị đắng. Khi có bệnh ở đởm thấy các chứng như vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng. Đởm còn có chức năng về tinh thần chủ về quyết đoán . Can và đởm có quan hệ biểu lý: can chủ về mưu lược, đởm chủ về quyết đoán, là cơ sở của lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ dám làm. Các bệnh thuộc can và đởm hay phối hợp với nhau.

Vị[edit]

Vị có chức năng chứa năng chứa đựng và làm nhừ thức ăn, đưa xuống tiểu trường. Tỳ và vị có liên quan biểu lý với nhau và đều giúp cho vận hóa đồ ăn, nên gọi chung là “gốc của hậu thiên”. Trên lâm sàng công tác chẩn đoán và chữa bệnh đều rất đáng chú trọng vào sự thịnh và suy của tỳ vị. Khí của tỳ vị gọi tắt là “vị khí” để tiên lượng sự tiến triển tốt hay xấu của bệnh tật và dự kiến kết quả công tác chữa bệnh, nên người xưa có nói: “ vị khí là gốc của con người, còn vị khí thì sống, mất vị khí thì chết”. Bảo vệ vị khí là một nguyên tắc chữa bệnh của y học cổ truyền.

Tiểu Trường[edit]

Tiểu Trường có chức năng phân thanh và giáng trọc. Thanh (chất trong) là chỉ chất tinh vi của đồ ăn được hấp thụ tại tiểu trường (dinh dưỡng), qua sự vận hóa của tỳ được đem đi nuôi dưỡng toàn thân. Trọc (chất đục) là chất cặn bã được tiểu trường đưa xuống đại trường để bài tiết ra ngoài. Có quan hệ biểu lý với tạng tâm.

Đại Trường[edit]

Đại trường chức năng chứa đựng và bài tiết chất cặn bã . Có quan hệ biểu lý với tạng phế.

Bàng Quang[edit]

Có chức năng chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hóa và phối hợp của tạng thận. Nếu sự khí hóa không tốt gây ra bí tiểu tiện, đái rắt hoặc đái nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ. Quan hệ biểu lý với tạng thận

Tam Tiêu[edit]

Tam Tiêu bao gồm thượng, trung, hạ tiêu

Thượng tiêu tính từ miệng trở xuống tâm vị dạ dầy có tạng tâm và phế.
Trung tiêu: từ tâm vị dạ dầy đến môn vị có tạng tỳ và vị phủ.
Hạ tiêu: từ môn vị dạ dầy đến hậu môn có tạng can và thận.

Sự hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở sự khí hóa và sự vận chuyển đồ ăn;

Ở thượng tiêu thì phế chủ hô hấp, phân bố khí và thức ăn (dinh dưỡng) vào huyết mạch và được tâm khí đưa đi toàn thân.
Ở trung tiêu thì tỳ vị vận hóa và hấp thu đồ ăn, đưa nước lên phế;
Ở hạ tiêu có sự phân biệt thanh và trọc, tinh được tàng trữ ở thận, các chất cặn bã được thải ra ngoài bằng đường đại và tiểu tiện.

Ngoài ra ta còn nói tam tiêu chủ việc bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể.