Jump to content

Luyện Tinh – Khí – Thần và Nội Lực

From Wikiversity

Tinh, Khí, Thần là tam Bảo của con người, không có chúng thì chúng ta không thể tồn tại được. Tinh – Khí – Thần cũng đều có Tiên Thiên và Hậu Thiên, do đó đều có thể luyện tập để trở nên tăng tiến, sung mãn.

Tinh – Khí – Thần

[edit]

Tinh

[edit]

Tinh có Tiên Thiên và Hậu Thiên .

  • Tinh Tiên Thiên: (còn gọi là Nguyên Khí) là tinh chất cốt lõi của con người, vốn là do Âm Dương của cha mẹ truyền lại, vì vậy, Tinh là nguồn mạch của sự sống, nó duy trì tính chất di truyền của gene DNA.
  • Tinh Hậu Thiên: (còn có tên gọi là Thiên Ðịa Khí và Thủy Cốc Khí) có chức năng duy trì và bù đắp cho sự tiêu hao của Tinh Tiên Thiên, do ta hấp thụ từ trời đất (tiết thực, dinh dưỡng, thu nạp trong những môi trường sống nói chung).

Khi Tinh Tiên Thiên hay Tinh Hậu Thiên cùng giao hòa làm một và ta gọi chung là Tinh Khí.

Khí

[edit]

Sách Hoàng Ðế Nội Kinh cho rằng Tinh tích tụ tại Thận, điều này cũng không sai vì Thận nên hiểu là cơ quan bao hàm cả cơ quan sinh dục, trong đó có tinh hoàn và buồng trứng. Hai Khí giao hòa với nhau, bổ túc cho nhau để tạo thành một dạng chung gọi là Chân Khí, hàng ngày luân lưu trong các kinh mạch và Lục Phủ Ngũ Tạng của ta.

Chân Khí lại chia thành:

  • Vinh Khí: luân lưu trong các Kinh Mạch và Tạng Phủ với chức năng điều hòa và tăng cường cho sức mạnh của Kinh Mạch và Nội Tạng. Vinh Khí mạnh hay yếu tùy thuộc rất nhiều và tiết thực, vì vậy chúng ta phải rất cẩn thận trong việc ăn uống.
  • Vệ Khí: không đi theo Kinh Mạch mà lại đi vào da thịt.Vệ Khí khuếch tán mạnh có thể đi vào vùng rỗng của khoang ngực, bụng. Tập thở bằng Cơ Hoành (ở bài 2) có thể làm cho Vệ Khí rất có lợi trong luyện tập võ thuật, nó giúp cho gân, xương, cơ bắp của ta trở nên vững chắc và bảo vệ thân thể ta chống chọi với những thay đổi của môi trường xung quanh (như trong thiết bố sam).

Thần

[edit]

Thần là chủ đạo của não. Thần có liên quan mật thiết với Tâm, nên mới nói Tâm tàng Thần. Ðan Ðiền của Thần đóng ở Ấn Ðường và phía sau là Bách Hội (đỉnh đầu). Nói tóm lại, Tinh là gốc của sự sống, được nuôi dưỡng hàng ngày bởi Khí sinh sau và chịu ảnh hưởng của Chân Khí và Nguyên Khí. Mục tiêu tối hậu của Khí Công là luyện Tinh thành Khí – Luyện Khí thành Thần (trong dịp khác, tôi sẽ trình bày bài tập này).

Tinh – Khí – Thần xét cho cùng chỉ là một, Tinh và Thần chỉ là hai dạng khác nhau của Khí. Tinh là trạng thái gốc, Thần là trạng thái thăng hoa của Khí. Ba trạng thái này có liên hệ mật thiết với nhau và có tác động qua lại rất hài hòa.

Nội Lực

[edit]

Nội Lực: Nội lực là sức mạnh bên trong cơ thể con người, ai cũng có Nội Lực, chỉ nhiều ít khác nhau mà thôi. Nội lực cũng có hai dạng: bẩm sinh và tự tạo. Rất nhiều người, trời sinh ra đã có sẵn một nội lực phi thường và cũng không ít người, khi ra đời chỉ có một sức mạnh yếu kém, nhưng nhờ bền chí luyện tập đúng phương pháp, cũng trở nên những con người có sức mạnh siêu phàm.

Cái gốc của Nội Lực là Tinh – Khí – Thần, nên muốn luyện Nội Lực thì ta phải đi từng bước. Trước hết luyện Tinh – Khí – Thần, sau đó phải biết phương pháp luyện tập để thúc đẩy nội lực lên. Ðiều quan trọng là phải biết huy động và tập trung nội lực vào một mục tiêu để “phá v ỡ ” hay “bẻ gẫy” những chướng ngại cần thiết, nhất là trong võ thuật.

Nội lực thường tản mát trong khắp cơ thể ta, nhưng thường thường ta không biết sử dụng chúng vào những mục tiêu mong muốn. Có rất nhiều câu chuyện thực tế được kể lại như sau: có nhiều người khi gặp cơn nguy khốn, họ đã vượt thoát được sự hiểm nghèo như nhẩy qua một hố sâu rộng nhiều mét, vượt qua một bức tường 3 mét, phóng mình lên một cành cây cao khi gặp một con gấu đuổi tấn công, vác được những vật nặng hàng trăm ký khi nhà đang bị cháy, bị trượt chân trên một tòa nhà cao 33 tầng, phải túm lấy nhau, đu bám trên một bậc cửa sổ và đã được thoát chết v.v… nhưng sau đó họ sẽ không thể nào lập lại quá trình đó được nữa, vì nội lực của họ đã bị phân tán mỏng, không có “yếu tố kích thích để tập trung vào một điểm hay một vùng” của cơ thể để có thể thực hiện được những mục tiêu mong muốn, tất nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể tập trung được nội lực trong lúc hiểm nguy như thế, vì thường thường lúc đó họ “mất tinh thần, có khuynh hướng buông xuôi !”

Thường thường những nhà quán quân trong các môn điền kinh hoặc những võ sĩ chuyên nghiệp, do công phu tập luyện hàng ngày đã quá nhuần nhuyễn, nên họ có khả năng tập trung nội lực để phát huy hết khả năng vào đôi chân hay đôi tay… do đó, họ đạt được những thành tích cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào họcũng làm được những điều mà họ mong muốn, nhiều khi họ cũng bị “phân tâm, mất tự tin” khiến thành tích của họ bị sút giảm . Chỉ khi nào chúng ta tập được tới trình độ “tâm ý tương thông”, tập trung được toàn bộ nội lực vào một điểm, đột khởi xuất chiêu thì lúc đó ta mới có thể cho rằng “mình đã tự làm chủ được nội lực của mình”.

Muốn phát huy được nội lực cao độ để thực hiện những mục tiêu mong muốn, ta phải thực hiện được hai yếu tố sau đây:

  • Luyện nội lực thật sung mãn.
  • Tập trung cao độ nội lực vào một bộ phận của cơ thể để đạt mục đích.

Luyện Tinh – Khí – Thần để nâng cao nội lực

[edit]

Muốn luyện nội lực thì trước hết phải luyện Tinh – Khí – Thần, vì đó là cái “thế chân vạc” để nâng cao nội lực. Cũng phải theo đúng quy trình, ngồi bán già hay kiết già, “Khai Công Nhập Tĩnh”, thư giãn, an thần, vứt bỏ mọi tạp niệm v.v…

Luyện Tinh

[edit]
  • Nạp Khí: thở vào từ tất cả các huyệt đạo, tập trung toàn bộ suống vùng bụng dưới (Quan Nguyên – Khí Hải), từ 5 đến 6 giây, tập trung cao độ ý niệm vào vùng này.
  • Vận Khí: ngưng thở để thu hút khí trời đất và vận hành để nén chúng thành một “Khối Tinh Chất”, quán tưởng khối đó như một bông hoa sen lớn, thơm và tinh khiết, dùng cơ bụng dưới vận khí cho bông sen đó quay vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi sau đó quay ngược lại, thời gian trong vòng khoảng 20 giây.
  • Xả Khí: thở ra, buông lõng tất cả cơ bắp, thở ra từ từ, bông sen sẽ tan biến và loan tỏa ra khắp vùng Quan Nguyên, vùng bụng dưới, theo vòng đôi mạch chạy sang Mệnh Môn, xuống Trường Cường và chạy ngược lên vùng thận du (Bế Thận).
  • Bế Khí: sau đó Bế Khí trong 3 giây để Tinh tan biến vào Phủ Tạng, tích lũy và tàng trữ Tinh trong đó.

Luyện Khí

[edit]

Luyện Khí ở đây cũng có những điểm như luyện Khí ở bài số ba, nhưng có điểm khác biệt là tụ Khí để tăng cường trực tiếp cho Nội Lực .

  • Nạp Khí: qua tất cả các huyệt đạo nạp khí vào trung tâm Ðan Ðiền (Khí Hải) trong vòng 5 giây.
  • Vận Khí: cắn chặt hai hàm răng, hai nắm tay nắm xiết chặt đến cao độ, cơ bụng dưới căng ra như có một khối đá nặng hàng trăm ký đang đè xuống… Tất cả tư tưởng và ý niệm đặt hết vào bụng dưới, không một chút gì có thể làm ta phân tâm trong lúc này… thời gian kéo dài trong 20 giây hoặc hơn (có thể làm cho ta toát mồ hôi).
  • Xả Khí: buông lỏng cơ bắp thở ra từ từ, để Khí lan tỏa ra khắp vùng bụng dưới.
  • Thư Giãn hoàn toàn: tất cả Tâm Thần như chết đi, tất cả mọi cơ bắp như tan rã ra, mềm nhũn ra, dùng hai tay thoa nhẹ vào khắp vùng bụng dưới – thời gian khoảng 10 giây, sau đó lại tiếp tục nạp Khí để làm chu kỳ tiếp theo. Trung bình Nam làm 7 vòng, Nữ làm 9 vòng. Vì tập theo chu kỳ này rất tổn hao sức, nên nếu muốn tập nhiều thì phải chia ra làm nhiều buổi trong ngày mà tập.

Chỉ cần tập đều trong 3 tháng, các bạn có thể hít một luồng khí vào bụng dưới, trương cơ bụng lên và cho những môn sinh khoẻ mạnh tha hồ đấm cực mạnh vào bụng mà chẳng sao cả.

Luyện Thần

[edit]
  • Nạp Khí: Khi đã “Óc cố – Tâm an” xong, từ huyệt Bách Hội, Nhân Trung, Phong Phủ, Não Hộ, Thái Dương, nói chung là tất cả các huyệt đạo trên đầu… ta quán tưởng, nạp Khí từ khắp không gian thu vào Bách Hội, kết lại ở đó thành một vòng hào quang – thời gian 10 giây.
  • Vận Khí: tập trung tư tưởng, ý niệm cao độ vào Bách Hội, vận hành cho vòng”hào quang” đó xoay nhiều vòng theo chiều kim đồng hồ và sau đó quay ngược lại – thời gian 10 giây.
  • Xả Khí: sau đó, dẫn một nửa Khí chạy theo Nhâm Mạch xuống Hội Âm, từ từ buông lỏng, thư giãn và để cho Khí tự bung ra lan tỏa từ Bách Hội ra khắp không gian, phần kia, lan xuống hạ bàn và đi vào lòng đất – thời gian 10 giây.
  • Bế Khí: sau đó bế Khí (ngưng thở) trong 5 giây và để cho Bách Hội và tất cả các huyệt đạo trên đầu như chìm đắm đi, quên hết mọi thứ… và ngay sau đó lại tiếp tục Chu Kỳ kế tiếp . Trung bình mỗi buổi tập khoảng 24 chu kỳ.

Luyện Nội Lực

[edit]

Luyện Tinh – Khí -Thần chính là những phương pháp luyện Nội Lực cơ bản, vì chính chúng là những chất liệu để gia tăng nội lực. Nhưng sau đây có ba phương pháp mà nếu tập luyện đúng cách thì Nội Lực sẽ gia tăng nhanh chóng: Ðó là tập luyện 3 vòng xoay trên cơ thể.

  • Vòng xoay thứ nhất là Xoay Cổ.
  • Vòng xoay thứ hai là Xoay Hai Vai.
  • Vòng xoay thứ ba là Xoay Vòng Cột Sống Vùng Thắt Lưng.

Phương pháp

[edit]

Ðứng trung bình tấn, tập trung hết Tâm Ý vào nơi tập luyện. Nạp Khí đầy bụng dưới – nín thở (Bế Khí).

  • Quay cổ : cắn chặt hai hàm răng, vận tối đa gân, xương cơ Cổ lên một trương lực thật cao. Từ từ quay cổ sát theo thân người (đầu lúc nào cũng sát xuống xương va i- lưng – ngực), quay nhanh dần, nhanh dần, sau đó quay ngược lại… quay cho đến khi nào hơi thể hết, cần phải thở ra thì ngưng. Thở sâu 3 hơi, để lấy sức và tiếp tục quay vòng thứ hai. Trung bình nam 7, nữ 9.
  • Quay vai: cắn chặt hai hàm răng, nắm chặt hai tay, vận hết xương, gân ở hai vai và hai tay… quay vòng tay theo hai vai từ phía sau ra phía trước, mỗi lúc một nhanh dần, sau đó quay ngược lại, cũng nhanh dần. Khi hơi thở đã hết thì ngưng lại. Tạm ngưng, thở sâu ba hơi để lấy lại sức và tiếp tục quay vòng thứ hai.Trung bình Nam 7, Nữ 9.
  • Xoay Cột Sống (đây là vòng xoay quan trọng nhất và cũng khó nhất): cắn chặt hai hàm răng, căng cứng phần bụng dưới, hai tay nắm thật chặt, dang rộng ra hai bên, cúi gục người xuống, xoay quanh vòng bụng, quanh thắt lưng, từ phải sang trái, thân người phải bẻ gập sang các phía, lúc ngửa thì lưng song song với mặt đất. Lúc nghiêng thì sườn phải gập hẳn sang một bên, quay nhanh dần, nhanh dần, sau đó quay ngược lại, cũng nhanh dần. Khi hơi thở đã hết thì ngưng lại. Tạm ngưng, thở sâu ba hơi để lấy lại sức, tiếp tục quay vòng thứ hai. Trung bình: Nam 7, Nữ 9.

Ðây là ba vòng quay quan trọng, trong lúc quay phải vận hết Khí lực trong người, tập trung Tâm Ý cao độ, nên việc luyện tập khá vất vả, nhưng nhờ đó mà Nội Lực sẽ được phát triển sung mãn, nhanh chóng.

Những bài tập Khí Công còn nhiều. Ngoài Ðộng Công còn có Tĩnh Công. Trong chương trình đã được phổ biến (giới hạn) còn có bài Khí Công Quyền, thuộc loại “động công”, vừa ứng dụng để luyện Khí, vừa ứng dụng trong kỹ thuật chiến đấu. Một chương trình khác là “Nhị Thập Bát Tú,” bao gồm 28 tư thế Ðộng Công, luyện tập để dưỡng sinh và tự chữa bệnh cho mình và cho người khác.

Lưu ý: người ta nói “Tập Khí Công rất dễ, ai cũng có thể tập được, chỉ không có duyên với nó mà thôi, nhưng muốn giỏi về Khí Công thì lại rất khó,” theo tôi phần đông không chịu tập đều đặn, hoặc Tâm – Ý bị phân tán vì công việc (cứ lo ra vớ vẩn), không thể tập trung được, hoặc đời sống hàng ngày buông thả quá, nào hút thuốc, chơi khuya, ăn uống tự do quá độ v.v… Tuy nhiên nếu không thể nào theo đúng đưoc pháp độ, thì cứ chịu khó tập thở đúng (theo bài 222) thì cũng giúp cho các bạn được rất nhiều trong khoa dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe, đó là cũng là một trong những mục tiêu của Môn phái ta.

Thu Công

[edit]

Sau khi đã Nhập Tĩnh để tập luyện, sau giai đoạn kết thúc buổi tập, ta phải Thu Công để trở lại trạng thái bình thường. Trước khi Thu Công, phải có ý niệm chuẩn bị Thu Công.

1.Bước đầu tiên là Xả : phải buông lỏng các khớp toàn thân nhão hết ra, rời rạc ra, mắt mở nhìn ra xa. Từ từ hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, nhưng chậm hơn, trung bình khoảng 20 lần, nhằm thải bớt khí CO2 tích tụ trong máu.

2.Bước hai: dùng song chưởng đẩy nhè nhẹ ra như đẩy một cái hộp (thở ra), xong lại co vào cũng nhè nhẹ như thế (trong 20 lần).

3.Bước ba: thoa hai bàn tay vào nhau cho thật nóng, rồi ấp vào hai mắt, tìm cảm giác có ánh sáng từ lòng bàn tay truyền vào mắt để tăng thị lực. Rồi dùng hai bàn tay vuốt mặt nhiều lần, rồi vuốt ngược lên đỉnh đầu cho đến khi thấy thoải mái.

4.Bước bốn: duỗi hai chân ra, dùng hai tay thoa bóp và vuốt mắt trên, rồi mắt dưới, rồi tay này vuốt tay kia, theo chiều trong rồi chiều ngoài.

5.Bước năm: dùng lưỡi xoay vòng trong vòng miệng nhiều lần, có nước bọt thì nuốt đi.

6.Bước sáu: hít hơi đầy bụng, xong từ từ cúi gập mình xuống (hai chân duỗi thẳng) thở ra chậm, lúc nâng người lên thì hít hơi vào (làm khoảng từ 5-7 lần).