Mã viện
Mã Viện (tiếng Trung phồn thể: 馬援; bính âm: Mǎ Yuán) (14 TCN-49), tự Văn Uyên (文淵), người Phù Phong, Mậu Lăng[1] (nay là huyện Phù Phong, địa cấp thị Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây) là một viên tướng người Hán phục vụ dưới trướng Quỳ Ngao sau quy thuận nhà Đông Hán. Người ta cũng tin rằng Mã Siêu trong thời kỳ Tam Quốc là hậu duệ của ông. Lăng mộ của ông còn ở đông bắc Hưng Bình, Thiểm Tây ngày nay. Ông còn được gọi là Phục Ba tướng quân (伏波將軍) hay Mã Phục Ba (馬伏波)[1].
Trong lịch sử Trung Quốc, Mã Viện được xem là nhà chỉ huy quân sự tài ba, đã lập nhiều chiến thắng giúp Hán Quang Vũ Đế thống nhất đế quốc sau thời kỳ loạn Vương Mãng, chinh phục, bình định các bộ tộc xung quanh, trong đó có người Việt ở Giao Chỉ. Ông được biết đến về sự kiên trì và sự tôn trọng của ông đối với đồng nghiệp, bạn bè và thuộc cấp, cũng như tính chấp hành kỷ luật của ông. Con gái của ông sau này đã trở thành hoàng hậu của vua Hán Minh Đế - tức là Minh Đức hoàng hậu.
Trong lịch sử Việt Nam, Mã Viện được biết đến như là kẻ đã dập tắt cuộc nổi dậy của Hai bà trưng và tiếp tục sự thống trị của người Hán ở Giao Chỉ.
Thành ngữ
[edit]- "da ngựa bọc thây" (馬革裹屍 - mã cách khỏa thi)
- có nghĩa một phải khi bỏ thân nơi chiến địa, nên lấy da ngựa bọc thây. Cụm từ này nằm trong câu nói của Mã Viện với một người bạn tên là Mạnh Ký. Câu nói đó như sau (dịch): Làm trai nên chết ở chốn biên thùy, lấy da ngựa bọc thây mà chôn mới là đáng trọng, chứ sao lại chịu nằm ở xó giường, chết ở trong tay bọn đàn bà con trẻ thì có hay gì?