Jump to content

Marie Curie

From Wikiversity

Marie Curie (1867–1934) là một nhà vật lí và hoá học người Pháp gốc Ba Lan. Bà sinh ra tại Warsaw vào ngày 7 tháng 11 năm 1867 với tên khai sinh là Maria Salomea Skłodowska. Thuở nhỏ, Marie Curie đã luôn hứng thú với các thí nghiệm khoa học của cha mình – một giáo viên trung học.

Năm 1891, bà theo chị gái là Bronia qua Paris để vào Đại học Sorbonne thực hiện ước mơ khoa học của mình. Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel và là một trong hai người nhận được hai giải này trong hai lĩnh vực khác nhau.[1] Năm 1903, bà giành được giải Nobel Vật lí cho các nghiên cứu về bức xạ tự phát. Năm 1911, bà lại vinh dự một lần nữa khi giành được giải Nobel trong lĩnh vực hóa học vì đã khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium.

Gia đình và qua đời

[edit]

Năm 1895, bà kết hôn với Pierre Curie. Sau đó hai năm, bà sinh con gái đầu lòng Irène. Vào năm 1904, bà sinh con gái thứ hai – Evè.

Vì làm việc lâu dài trong môi trường phóng xạ bà đã qua đời do chứng thiếu máu bất sản vào ngày 4 tháng 7 năm 1934. Cơ thể của bà do vẫn đang nhiễm phóng xạ nên được đặt Bà được đặt trong một chiếc quan tài có lớp chì dày 2,5 cm lót bên trong để ngăn phóng xạ phát tán ra môi trường vì cơ thể bà vẫn đang nhiễm phóng xạ.[2] Ngoài ra, cuốn sổ tay của Marie Curie do cũng bị nhiễm chất phóng xạ Radium 226, có chu kì bán rã 1600 năm nên nó được bảo quản trong hộp chì ở thư viện quốc gia Pháp.[2]

Sau khi bà qua đời một năm – năm 1935, cả hai vợ chồng con gái đầu của bà giành được giải Nobel hóa học.

Người con gái thứ hai không theo con đường khoa học như cha mẹ, bà là một nhà văn. Vào năm 1965, khi chồng bà đang là Giám đốc của UNICEF thì tổ chức này được trao giải Nobel Hòa bình, ông là người đại diện nhận. Vậy gia đình Marie Curie có 4 giải Nobel cho cá nhân.[3]

Tham khảo

[edit]
  1. Trang chính thức giải Nobel
  2. 2.0 2.1 1500 năm sau, sổ tay của Marie Curie vẫn chưa hết nhiễm xạ – Tiền phong
  3. Lạ kì gia đình có "gen" đạt giải Nobel – Tuổi trẻ Online