Ngữ văn 7/Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

From Wikiversity

Tìm hiểu chung[edit]

Tác giả[edit]

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, con vua Trần Thánh Tông.

– Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ông cũng là một ông vua yêu nước, hết lòng vì dân.

– Là vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

– Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên.

– Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà tư tưởng tài hoa.

Tác phẩm[edit]

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường.

– Thể loại: Thể thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, từ nội dung cho đến hình thức thể hiện.

– Phương thức biểu đạt

+ Miêu tả

+ Biểu cảm

Đọc – hiểu văn bản[edit]

Quang cảnh phủ Thiên Trường[edit]

* Hai câu đầu

– Gợi tả cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biển"

Dịch thơ

"Trước xóm, sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

– Thời gian: Lúc về chiều, trời sắp tối.

– Không gian: thôn xóm.

– Ánh sáng: Sương khói hòa quyện, bao phủ.

→ Vào buổi chiều tà: thôn trước, thôn sau mờ như khói phủ làm cảnh vật "nửa như có, nửa như không" ⇒ Tả thực khung cảnh thiên nhiên.

=> Cảnh chiều muộn ở thôn quê Bắc Bộ nhạt nhòa trong sương, đẹp, mơ màng và yên tĩnh, thanh bình.

* Hai câu cuối

– Bức tranh về cảnh đồng quê, dân dã, bình dị.

"Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền".

Dịch thơ

"Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng"

– Âm thanh: Tiếng sáo

– Hoạt động

+ Trẻ dẫn trâu về nhà

+ Cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng.

⇒ Miêu tả không gian thoáng đãng cao rộng, yên ả, trong sạch. Làng quê trầm lặng mà không quạnh hiu bởi sự xuất hiện của con người và đàn cò trắng.

Tâm hồn tác giả[edit]

– Gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

– Tình cảm đối với quê hương ấm áp, chân thành.

⇒ Tâm hồn cao quý, thanh khiết.

Tổng kết[edit]

Nội dung[edit]

– Bức tranh cảnh vật làng quê trầm lặng mà không đìu hiu.

– Thiên nhiên và con người hòa quyện một cách nên thơ.

Ý nghĩa[edit]

Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông – vị vua thi sĩ có tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị.

Nghệ thuật[edit]

– Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo tạo nhịp thơ êm ái hài hòa.

– Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thú vị.

– Dụng cái hư làm nổi bật cái thực và ngược lại, qua đó khắc họa hình ảnh nên thơ, bình dị.

Tham khảo[edit]

  • SGK Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục, 2019