Ngữ văn 7/Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

From Wikiversity

Tìm hiểu chung[edit]

Tác giả[edit]

– Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.

– Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên.

– Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.

Tác phẩm[edit]

– Bài thơ do Tương Như dịch, in trong thơ Đường – Tập II (1987).

– Hoàn cảnh sáng tác: tác giả xa quê, trông trăng, nhớ quê.

– Chủ đề: “Vọng nguyệt trông trăng” (Trông trăng nhớ quê).

– Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.

+ Nhịp: 2/3

+ Gieo vần: Tiếng cuối câu 2, 4.

– Bố cục: Chia làm 2 phần

+ Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh đêm thanh tĩnh.

+ Phần 2 (hai câu cuối): Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh.

Đọc – hiểu văn bản[edit]

Cảnh đêm thanh tĩnh[edit]

Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.

Dịch nghĩa

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương.

– Sử dụng 1 loạt các từ ngữ gợi tả ánh trăng rất sáng giống như sương trên mặt đất.

→ Gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.

⇒ Trằn trọc, khắc khoải không ngủ được.

Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh[edit]

Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.

Dịch nghĩa

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

– Phép đối

+ Ngẩng (đầu)…nhìn (trăng)

+ Cúi (đầu)…nhớ (cố hương).

– Sử dụng 1 loạt động từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật.

→ Nỗi nhớ quê luôn thường trực.

⇒ Tình yêu và nỗi nhớ quê da diết, sâu nặng.

Tổng kết[edit]

Nội dung[edit]

– Tình yêu quê hương sâu nặng.

– Tình yêu thiên nhiên.

Nghệ thuật[edit]

– Từ ngữ giản dị, tinh luyện, cô đọng.

– Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

– Biểu cảm trực tiếp kết hợp biểu cảm gián tiếp.

– Phép đối.

– Câu rút gọn.

Tham khảo[edit]

  • SGK Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.