Jump to content

Ngữ văn 7/Sài Gòn tôi yêu

From Wikiversity

Tìm hiểu chung

[edit]

Tác giả

[edit]

– Minh Hương quê ở Quảng Nam, sống ở Sài Gòn trên 50 năm.

– Có nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn.

Tác phẩm

[edit]

– Xuất xứ

+ Viết tháng 12-1990.

+ Đây là bài viết mở đầu tập tùy bút – bút kí "Nhớ Sài Gòn"

– Thể loại: Tùy bút

– Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

– Bố cục: Chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1. Từ đầu ... "tông chi họ hàng": Nêu những ấn tượng chung về Sài Gòn, tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy.

+ Đoạn 2. Từ "Ở trên đất này" ..."năm triệu": Cảm nhận của tác giả về phong cách con người Sài Gòn.

+ Đoạn 3. Còn lại: Khẳng định lại tình yêu Sài Gòn của tác giả.

Đọc – hiểu văn bản

[edit]

Ấn tượng chung và tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn

[edit]

Ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn

[edit]

– Là thành phố trẻ.

– Biện pháp nghệ thuật: so sánh.

– Dẫn chứng:

+ "Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi đương già".

+ "300 năm so với 5000 năm tuổi của đất nước.

→ Sài Gòn trẻ như một cây tơ đương độ nõn nà.

⇒ Khẳng định Sài Gòn là thành phố trẻ trung dạt dào sức xuân, sức sống đang trên đà thay da đổi thịt từng ngày.

Thiên nhiên khí hậu

[edit]

– Mưa nắng thất thường, thay đổi đột ngột.

+ Khí hậu nhiệt đới: nắng lắm, mưa nhiều.

+ Thời tiết trong ngày thay đổi thất thường.

+ Không có mùa đông.

– Cuộc sống: sôi động náo nhiệt, đa dạng trong những thời điểm khác nhau. Nhưng có khi nhịp sống cũng rất tĩnh lặng, thanh bình.

– Con người:

+ Sống hòa hợp, đoàn kết; cởi mở, chân thành, bộc trực, rất kiên cường, bất khuất.

+ Con gái Sài Gòn tự nhiên, duyên dáng.

Tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn

[edit]

– Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ "tôi yêu" nhắc lại 6 lần.

+ Yêu thành phố nồng nhiệt, tha thiết.

+ Quý mến, trân trọng, cảm phục con người Sài Gòn.

+ Muốn đóng góp sức mình cho Sài Gòn mong mọi người đều yêu Sài Gòn .

→ Tác giả yêu Sài Gòn với một tình yêu dạt dào, chân thành và tha thiết.

Đặc điểm và phong cách con người Sài Gòn

[edit]

Đặc điểm dân cư

[edit]

– Người bốn phương tụ họp nhưng hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc.

– Họ là những con người cởi mở, mến khách.

Phong cách con người Sài Gòn (theo nhìn nhận của tác giả)

[edit]

– Ăn nói tự nhiên, hề hà, dễ dãi.

– Ít dàn dựng, tính toán.

– Chân thành, bộc trực.

→ Chân thành, cởi mở, trọng tình nghĩa.

Phong cách các cô gái Sài Gòn

[edit]

– Nét đẹp trang phục:

+ Nón vải trắng

+ Áo bà ba trắng

+ Quần đen rộng

+ Giày bố trắng.

– Nét đẹp giao tiếp:

+ Chào người lớn thì chắp hai tay lại và xá.

+ Bạn bè trang lứa thì hơi cúi đầu và cười.

– Nét đẹp dáng vẻ: Dáng đi khỏe khoắn mạnh dạn, yểu điệu, thướt tha,...

– Tinh thần yêu nước

+ Bất khuất, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm.

+ Có khi hy sinh cả tính mạng.

→ Giản dị mà tươi tắn, khỏe mạnh mà dịu dàng, lễ độ nhún nhường mà tự tin, mạnh mẽ và bất khuất, kiên cường.

⇒ Tác giả gần gũi, hiểu và yêu con người, phong cách con người Sài Gòn.

Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn

[edit]

– Tác giả yêu Sài Gòn – một mối tình dai dẳng và bền chặt.

– Mong muốn mọi người cũng hãy yêu Sài Gòn.

→ Một lần nữa khẳng định tình yêu Sài Gòn hơn 50 năm tha thiết của tác giả.

Tổng kết

[edit]

Nội dung

[edit]

– Sài Gòn là một thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn về thiên nhiên và khí hậu.

– Người Sài Gòn phong cách cởi mở, bộc trực, chân thành, trọng đạo nghĩa.

– Thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn.

Nghệ thuật

[edit]

– Lời văn miêu tả giàu cảm xúc.

– Giọng văn nhẹ nhàng, tình cảm.

– Sử dụng thành công một số biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ và nhân hóa.

Ý nghĩa

[edit]

Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.

Tham khảo

[edit]
  • SGK Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục, 2019