Ngữ văn 7/Tiếng gà trưa

From Wikiversity

Tìm hiểu chung[edit]

Tác giả[edit]

– Xuân Quỳnh (1942 – 1988).

– Nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.

– Được mệnh danh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường.

Tác phẩm[edit]

– Hoàn cảnh sáng tác: Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

– Xuất xứ: In trong tập "Xuân Quỳnh – cuộc đời và tác phẩm".

– Thể thơ:

+ Ngũ ngôn

+ Có nguồn gốc từ thơ ca dân gian (từ hát dặm nghệ Tĩnh và về dân gian).

+ Một bài có nhiều khổ.

+ Một bài khổ có 4 câu và nhiều hơn 4 câu.

+ Một câu: 5 tiếng (có thể có ít và nhiều hơn).

+ Vần linh hoạt.

+ Nhịp 3/2; 2/3; 1/2/2. 3.

– Mạch cảm xúc: Từ sự việc nghe âm thanh tiếng gà trưa gợi một hình ảnh, sự việc trong kỉ niệm tuổi thơ của chính tác giả và nhân vật trữ tình (người chiến sĩ đang hành quân).

→ “Tiếng gà trưa” đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ, khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương, đất nước, với bà.

– Bố cục.

+ Phần 1 (7 câu đầu): Tiếng gà cất lên trên đường hành quân (hiện tại).

+ Phần (26 câu tiếp): Tiếng gà gọi về tuổi thơ (quá khứ).

+ Phần 3 (khổ cuối): Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu (hiện tại – tương lai).

Đọc – hiểu văn bản[edit]

Âm vang tiếng gà trong nỗi niềm người lính trẻ trên đường hành quân (Khổ đầu)[edit]

– Thời điểm

+ Buổi trưa

+ Bên xóm nhỏ

– Hoàn cảnh: Trên đường hành quân

→ Âm thanh bình dị, thân thuộc, gần gũi của cuộc sống.

– Điệp từ "nghe

+ Xao động nắng trưa

+ Chân đỡ mỏi

+ Tuổi thơ gọi về

⇒ Lập lại 3 lần. Dường như "tiếng gà tục tác" làm xao động, làm dịu bớt nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi.

=> Đánh thức những kỷ niệm xa xưa, gọi về tuổi thơ của tác giả.

Những kỷ niệm của tuổi thơ (26 câu tiếp theo)[edit]

– Điệp ngữ "Tiếng gà trưa" gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ

– Hình ảnh

+ Gà mái mơ

+ Mái vàng

+ Ổ trứng hồng

→ Hình ảnh gần gũi, thân quen của làng quê

– Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: Tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.

– Hình ảnh người bà

+ Tay khum soi trứng

+ Dành từng quả chắt chiu

+ Lo đàn gà toi

+ Mong trời đừng sương muối

→ Các động từ, tính từ gợi tả

⇒ Bà là người tần tảo, đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.

=> Tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam giàu lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh.

– Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ

+ Được bộ quần áo mới từ tiền bán gà.

– Những hình ảnh kỉ niệm đó được biểu lộ:

+ Tâm hồn trong sáng

+ Tình cảm trân trọng, yêu quí bà của đứa cháu nhỏ.

→ Tình cảm bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết.

⇒ Tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào

...[edit]

– Điệp từ "vì"

+ Cảm xúc và niềm tin trở nên tha thiết

+ Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng

+ Lay gọi, giục giã tinh thần chiến đấu cao đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ.

– Cháu chiến đấu hôm nay vì

+ Lòng yêu Tổ quốc.

+ Xóm làng thân thuộc

+ Bà

+ Tiếng gà

→ Tình cảm gia đình đã hòa quyện với tình yêu đất nước trong trái tim người lính.

Mạch cảm xúc của bài[edit]

– Tiếng gà trưa

+ Trên đường hành quân khơi gợi kỉ niệm

+ Kỉ niệm tuổi thơ

+ Gắn tình cảm gia đình với tình yêu đất nước

Tổng kết[edit]

Nội dung[edit]

– Kỉ niệm tuổi thơ trong sáng

– Tình bà cháu tha thiết và nồng ấm.

Nghệ thuật[edit]

– Thể thơ ngũ ngôn đặc sắc.

– Hình ảnh thơ gần gũi và bình dị.

Tham khảo[edit]

  • SGK Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.