Quan hệ Tạng Phủ
Quan hệ giữa tạng với tạng
[edit]Tâm và Phế
[edit]Tâm chủ huyết, phế chủ khí. Tâm và phế phối hợp làm cho khí huyết vận hành, duy trì các hoạt động của cơ thể. Khí thuộc về dương, huyết thuộc về âm, khí thúc đẩy huyết vận hành, huyết đi kéo theo khí, nếu khí không thúc đẩy huyết sẽ ngưng lại gây ứ huyết, nếu không có huyết khí không có chỗ dựa, phân tán mà không thu lại được. Trên lâm sàng thường thấy các chứng bệnh:
Phế khí hư nhược
Tông khí trong tâm mạch không đầy đủ gây ra tâm phế đều hư, tâm khí không thúc đẩy huyết gây ra ứ huyết làm đau vùng ngực ( hay gặp bệnh xơ vữa mạch vành)
Tâm khí hư
Tâm khí không đầy đủ gây huyết ứ làm trở ngại đến phế mạch làm phế khí không tuyên giáng gây chứng hen suyễn (bệnh hen tim)
Tâm chủ về hoả
Tâm hỏa vượng ảnh hưởng đến phế âm, một mặt xuất hiện các chứng tâm phiền, mất ngủ …, một mặt xuất hiện các chứng ho, ho ra máu….
Tâm và Tỳ
[edit]Tâm chủ huyết, tỳ sinh huyết. Nếu tỳ khí hư không vận hóa được thì tâm huyết sẽ hư, gây các hiện tượng hồi hộp, hay quên, mất ngủ, sắc mặt xanh, gọi chứng tâm tỳ hư.
Tâm và Can
[edit]Can tàng huyết, tâm chủ huyết. Cả hai tạng phối hợp tạo thành sự tuần hành của khí và huyết. Trên lâm sàng hay xuất hiện các chứng can-tâm âm hư hay can-tâm huyết hư, với các triệu chứng: hoảng hốt, hồi hộp, sắc mặt xanh, hoa mắt, chóng mặt, móng tay chân nhợt không nhuận.Can chủ sơ tiết, tâm chủ thần chí. Hoạt động tâm thần chủ yếu do hai tạng tâm can phụ trách, can và tâm do huyết nuôi dưỡng, khi chúng có bệnh, ngoài các chứng trạng về huyết kể trên còn có các chứng trạng về tinh thần như mất ngủ, hay quên, hồi hộp, sợ hãi, giận giữ….
Tâm và Thận
[edit]Tâm ở trên thuộc hỏa thuộc dương, thận ở dưới thuộc thủy thuộc âm. Hai tạng giao nhau để giữ thế quân bình gọi là “thủy hỏa kỳ tế” hay “tâm thận tương giao”. Trên lâm sàng nếu thận thủy không đầy đủ, không khống chế được tâm hỏa, gây ra các chứng: hồi hộp, mất ngủ, ngủ mê, miệng lưỡi lở loét, gọi chứng “tâm thận bất giao” hay “âm hư hỏa vượng”.
Phế và Tỳ
[edit]Phế chủ khí, tỳ chủ khí của hậu thiên. Cả hai tạng có liên quan với nhau mật thiết. Chứng khí hư trên lâm sàng thường xuất hiện các chứng: thở ngắn, gấp, nói nhỏ, ngại nói (thuộc phế khí hư);mệt mỏi, ăn kém, ỉa lỏng (thuộc tỳ khí hư)
Phế và Thận
[edit]Phế chủ khí, thận nạp khí. Thận hư không nạp được phế khí gây chứng: ho, hen xuyễn….
Can và Tỳ
[edit]Can chủ sơ tiết, tỳ chủ vận hóa. Sự thăng giáng của tỳ vị có quan hệ đến sự sơ tiết của can. Nếu sự sơ tiết của can bị trở ngại sẽ làm cho sự thăng giáng của tỳ vị trở nên bất thường hay gây các chứng: ngực sườn đầy tức không muốn ăn, dầy bụng, ợ hơi … gặp trong bệnh loét dạ dầy tá tràng, viêm đại tràng…., gọi chứng bệnh “can tỳ bất hòa”
Thận và Tỳ
[edit]Thận có thận dương hay thận khí, giúp cho tỳ dương vận hóa tốt. Nếu thận dương hư thì tỳ dương cũng hư, gây chứng ỉa chảy ở người già, viêm cầu thận mãn tính (âm thủy)
Can và Thận
[edit]Can tàng huyết, thận tàng tinh. Tinh lại sinh huyết vậy can huyết là do thận tinh sinh ra và nuôi dưỡng. Nếu thận tinh không đầy đủ là cho can huyết giảm sút . Thận có thận âm và thận dương, can có can âm và can dương. Nếu thận âm hư không nuôi dưỡng được can âm thì can dương vượng lên gặp trong bệnh cao huyết áp xuất hiện các chứng: nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, mặt đỏ….
Quan hệ giữa tạng và phủ
[edit]Tâm và tiểu trường
[edit]Tâm và tiểu trường có liên quan biểu lý với nhau. Trên ls nếu tâm nhiệt (sốt cao) thường gây ra các chứng: đái ít, đái đỏ và nước tiểu nóng…, phương pháp chữa là thanh tâm lợi niệu
Tỳ và vị
[edit]Tỳ và vị là hai cơ quan giúp cho sự vận hóa đồ ăn. Tỳ chủ về vận hóa và vị thì chủ về thu nạp; tỳ thì ưa táo mà ghét thấp, vị thì ưa thấp ghét táo; tỳ lấy thăng làm thuận và vị thì lấy giáng làm hòa. Như vậy tính chất của tỳ và vị là đối lập nhau, nhưng lại thống nhất với nhau và bổ sung cho nhau để giúp cho việc tiêu hóa được bình thường . Khi Tỳ và vị có bệnh, sự thăng giáng có thể đảo ngược: như tỳ khí thăng đưa thanh khí (trong) lên trên thì lại đưa xuống dưới, gọi chứng “tỳ hư hạ hãm” gặp trong các bệnh ỉa chảy, các chứng sa…, băng huyết, rong kinh…Vị đáng lẽ đưa trọc khí (đục) xuống dưới nhưng lại đưa lên trên gây ra các chứng như nôn, nấc, ọe, lợm giọng ….,Tỳ vị có bệnh gây đảo lộn giữa thấp và táo. Tỳ thì ghét thấp nhưng do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp là thủy thấp đình lại gây ra các chứng mỏi mệt, phù thũng, ỉa lỏng; vị ghét táo do vị hỏa quá mạnh làm tân dịch bị khô gây nên vị âm hư có các chứng táo bón, loét miệng, chảy máu chân răng…
Thận và bàng quang
[edit]Sự khí hóa ở bàng quang tốt hay xấu đều dựa vào thận khí thịnh hay suy. Nếu thận khí kém sẽ gây chứng di niệu, tiểu tiện không tự chủ, đái dầm….