Quyền con người

From Wikiversity

Quyền con người là quyền của thành viên trong xã hội loài người - quyền của tất cả mọi người. Đó là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con người được thể chế hoá (ghi nhận) trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

Quyền con người có một số đặc điểm sau:

1) Tính phổ quát, thể hiện ở chỗ quyền con người là quyền bẩm sinh, gắn với bản chất con người, là di sản chung của loài người. Quyền con người mang tính phổ quát vì con người ở đâu trên trái đất này cũng đều là thành viên của cộng đồng nhân loại;

2) Tính đặc thù, thể hiện ở việc quyền con người mang những đặc trưng, bản sắc riêng tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống văn hoá, lịch sử ở từng khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ. Sự thừa nhận tính đặc thù của quyền con người cho phép các quốc gia có quyền đưa ra những quy định pháp luật cụ thể, không trái với các chuẩn mực quốc tế ghi trong các điều ước quốc tế về nhân quyền, như quy định hạn chế đối với một số quyền dân sự, chính trị hoặc mức độ bảo đảm các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội;


3) Tính giai cấp, tuy không phải nằm trong nội dung các quyền mà được thể hiện trong việc thực thi quyền con người. Với tư cách là chế định pháp lí, quyền con người gắn liền với nhà nước và pháp luật - là những hiện tượng mang tính giai cấp sâu sắc. Quyền con người có thể được phân loại dựa theo chủ thể quyển và nội dung quyền. Theo chủ thể quyển: gồm quyền của cá nhân, quyền của nhóm (như phụ nữ, trẻ em) và quyền quốc gia (quyền của quốc gia, dân tộc thiểu số, quyền phát triển). Quyền của nhóm là quyền cá nhân được quy định cho một nhóm xã hội dựa trên một số đặc điểm chung nào đó, ví dụ như dễ bị tổn thương hoặc bị thiệt thòi như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn, người lao động nhập cư, người bị giam giữ theo thủ tục tố tụng hình sự... Quyền phát triển là quyền của các quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng là quyển của cá nhân. Theo nội dung quyển gồm nhóm quyển dân sự, chính trị (quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí nhà nước, xã hội; quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo...) và nhóm quyền kinh tế, văn hoá, xã hội (quyền sở hữu, quyền làm việc, quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền học tập, quyền hưởng thụ văn hoá...).

Quyền con người được quy định trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyển con người, Công ước quốc tế về các quyển dân sự, chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoả, xã hội năm 1966.

Ở nước ta, quyền con người được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ tuật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, các luật về bầu cử, Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo... Những nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền con người bao gồm: 1) Nguyên tắc dân tộc tự quyết - nguyên tắc nền tảng, vì một dân tộc không có quyển tự quyết thì không thể nói đến quyền con người của từng cá nhân thành viên của dân tộc đó; 2) Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định “mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.

Nguyên tắc này đã được cụ thể hoá trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội..., 3) Nguyên tắc bình đẳng giới - nguyên tác đã được khẳng định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác như Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội..; 4) Nguyên tắc cấm hồi tố trong luật hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 4999, theo đó sẽ không áp dụng một điều luật hay quy định về một tội danh mới, hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới, hoặc hạn chế phạm vi áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Tham khảo[edit]

  • Thư viện Pháp luật.