Quy luật Ngũ hành
Có thể nói rằng, tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh-khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.
Ngũ hành tương sinh
[edit]Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luât ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:
- Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
- Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
- Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
- Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
Ngũ hành tương khắc
[edit]Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:
- Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
- Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
- Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
- Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Ngũ hành phản sinh
[edit]Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.
- Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.
- Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.
- Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Thì Hỏa sẽ gây hại.
- Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều Thì Mộc bị cuốn trôi.
- Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Ngũ hành phản khắc
[edit]Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.
- Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy
- Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
- Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.
- Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
- Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.
Có thể nói rằng, ngũ hàng không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Biết rõ được các mối quan hệ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.