Tam cương, ngũ thường
Tam cương : Quân, Sư , Phụ
[edit]Quân
[edit]Tận trung với chúa . Tôi trung bất sự nhị quân . Tôi trung không thờ 2 vua
Sư
[edit]Lễ phép với thầy . Nhất tự vi sư . Bán tự vi sư . Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy
Phụ
[edit]Hiếu thảo với cha
Ngũ thường Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
[edit]Nhân
[edit]Theo Luận ngữ, Nhân là sự biểu lộ các phẩm chất của con người. Khổng Tử nói
- Muốn tu thân phải tuân theo đạo lý. Muốn tuân theo đạo lý, phải thực hiện nhân.
Nhân tức là tính người, là kính yêu người mọi người trong gia tộc, trong cùng một nước. Đó là điều lớn nhất trong chữ nhân. Ngoài ra, Khổng Tử cũng từng cho biết
- Chỉ có người có đức nhân mới có thể yêu người hay ghét người
Cùng chính Khổng Tử cũng từng cảm thán
- Ta chưa từng nhìn thấy ai thích đức nhân như thích sắc đẹp .
Để đánh giá người có đức nhân hay không hãy nhìn vào sai lầm của người đó. Khổng Tử nói
- Sai lầm người ta mắc phải có quan hệ đến loại người. Loại người như thế nào thì sẽ phạm sai lầm như thế ấy. Xem sai lầm của một người đã phạm, có thể biết người đó có đức nhân hay không .
Theo Khổng Tử, muốn làm người nhân đức không khó. Ông nói
- Không lẽ điều nhân xa chúng ta như vậy ư ? Ta nghĩ muốn đạt được điều nhân thì điều nhân sẽ đến .
Tuy nhiên theo ông
- Ta chưa thấy người nào đạt đến điều nhân mà không tốn sức tốn công rèn dũa. Người không mất sức mà đạt đến nhân, đại khái cũng có thể có, nhưng ta chưa gặp bao giờ .
Tăng Tử, học trò của Khổng Tử, lại cho rằng
- Kẻ sĩ không thể không có hoài bão lớn lao, ý chí kiên cường, tinh thần kiên nghị.
Nghĩa
[edit]Khổng Tử từng nói
- Người quân tử đối với mọi việc trên thế gian, không nhất định phải làm việc này hoặc không làm việc kia, mà xem việc đó có hợp nghĩa hay không, nếu hợp nghĩa thì làm .
Ông cũng cho rằng
- ... Nhìn thấy việc chính nghĩa không dám làm, là không có dũng khí .
Tinh thần trọng nghĩa khinh tài của Nho giáo được thể hiện trong câu nói của Khổng Tử
- Người quân tử chỉ biết điều nghĩa, kẻ tiểu nhân chỉ biết điều lợi .
Lễ
[edit]Khổng Tử nói
- Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc. Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát. Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành loạn nghịch. Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ .
Trong ứng xử, lễ thể hiện qua điệu bộ, cử chỉ, phong thái. Trước khi chết Tăng Tử dặn dò học trò
- Người quân tử giữ đạo lý nên đặc biệt coi trọng 3 điều: Cử chỉ, dung mạo điềm đạm, dáng điệu khoan thai, đàng hoàng khong thô bạo và phóng túng. Giữ sắc mặt đoan trang sẽ giúp mình giữ được chân thật và thành thực với mọi người. Nói năng chú ý giữ được điệu bộ, giọng điệu sẽ giúp mình tránh được thô bỉ và sai sót .
Trí
[edit]Khổng Tử nói
- Người có trí lực bậc trung trở lên có thể dạy cho họ những đạo lý cao sâu. Người có trí lực từ bậc trung trở xuống không thể dạy cho họ những đạo lý cao sâu .
Bậc trí giả tùy thời mà sống, Khổng Tử nói
- Ninh Vũ Tử, khi nước nhà yên ổn thái bình được tiếng là người có đức trí, khi nước nhà loạn lạc bị mang tiếng là ngu đần. Trí như Ninh Vũ Tử thì người khác có thể theo kịp, chứ còn giả ngu đần như Ninh Vũ Tử thì thiên hạ không có cách nào đuổi kịp .
Tín
[edit]Giữ đúng lời, đáng tin cậy. Chữ tín vốn nằm trong 4 điều trên, sau này được tách ra để thành Ngũ thường. Tín là thước đo, là sự phản ánh 4 giá trị trên.
Khổng Tử nói
- Một người không có chữ tín, không biết có thể làm gì được. Cũng giống như xe lớn không có chốt, xe nhỏ cũng không có chốt, thì làm sao có thể đi được ? .
Để giữ được chữ tín thì phải cẩn thận trong lời nói, không hứa hẹn những điều vượt quá khả năng của mình vì như Khổng Tử nói
- Người xưa không để khinh suất khi nói ra, bởi sợ xấu hổ vì không thực hiện được lời mình đã nói .