Thống nhất Trung Hoa

From Wikiversity

Năm 221 TCN, sau khi tiêu diệt Tề, Tần vương Doanh Chính trở thành vị vua duy nhất của toàn cõi Trung Hoa. Doanh Chính sau đó xưng là Hoàng Đế, đặt hiệu là Thuỷ Hoàng đế (Hoàng đế khởi thuỷ của Trung Hoa) và thành lập nhà Tần. Hoàng đế chia đất nước thành 36 quận, đặt kinh đô ở Hàm Dương (tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Nhằm tránh cục diện chư hầu cát cứ như thời nhà Chu, Tần Thuỷ hoàng đã thiết lập một chính quyền trung ương tập quyền, tập trung mọi sức mạnh vào tay một vị Hoàng đế duy nhất, làm nền tảng cho các triều đại sau này của Trung Quốc. Mặc dù nhà Tần chỉ tồn tại trong vòng 16 năm ngắn ngủi (thay vì ngàn vạn năm như mong muốn của Tần Thuỷ hoàng), nó đã để lại những ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới lịch sử Trung Hoa trong hàng nhiều thế kỷ sau đó.

Năm 209 TCN, dưới sự trị vì của con trai Tần Thủy Hoàng là Tần Nhị Thế, cuộc khởi nghĩa nông dân dưới sự lãnh đạo của Trần ThắngNgô Quảng nổ ra do sự hà khắc trong chính sách cai trị của nhà Tần. Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị dẹp yên sau đó nhưng những cuộc phiến loạn khác liên tiếp nổ ra trên toàn Trung Hoa trong 3 năm sau đó. Năm 206 TCN, sau khi quân đội của Lưu Bang tiến vào Hàm Dương, vị vua thứ ba của Tần là Tần Tử Anh bị Hạng Vũ giết, nhà Tần sụp đổ.

Hành chính[edit]

Sau khi thống nhất Trung Quốc, trong một nỗ lực để tránh cục diện chư hầu cát cứ như đời Chu, lập tức thực hiện một loạt cải cách quan trọng, hủy bỏ chế độ cũ, các quốc gia chinh phục được không được phép được gọi là quốc gia độc lập . Tần Thủy Hoàng bắt vương tộc sáu nước mà ông đã chiếm, kể cả gia đình các đại thần của họ, phải dời đến Hàm Dương, kinh đô của Tần, để cho ông dễ kiểm soát họ. Triều đình đem phát mãi hết đất đai của họ. Ông chia cả nước thành 36 quận (郡) và sau đó là 40 có một quận thú coi về dân sự, và một quân uý coi về quân sự. Ở trên cùng, có một viên giám ngự sử chỉ chịu trách nhiệm với nhà vua, như vậy không một viên quan nào chuyên quyền được, không thể thành một ông chúa như thời trước khi thành lập nhà nước. Quan lại lớn nhỏ đều không truyền lại cho đời sau, mà là do Hoàng đế đích thân bổ nhiệm dựa trên thành tích . Ông còn đưa các quý tộc cũ chuyển về thủ phủ Hàm Dương để tiện giám sát quản lý. Thời Tần Thủy Hoàng, 36 quận tương ứng với tỉnh ngày nay. Hệ thống này là khác với triều đại trước, vốn có liên minh lỏng lẻo và liên đoàn . Người dân không còn có thể được xác định bởi khu vực bản địa hoặc nhà nước phong kiến trước đây của họ, như khi một người từ Sở được gọi là "người Sở" (楚人) . Tới năm 213 TCN, vị Đại phu người Tề là Thuần Vu Việt nhắc lại đề nghị xin phong đất cho người tông tộc làm chư hầu, Thủy Hoàng theo ý kiến của Lý Tư bác đi.

Nông nghiệp[edit]

Tần Thủy Hoàng theo Pháp gia nên khuyến khích binh, nông; ghét công, thương. Muốn nắm hết mối lợi thương nghiệp, triều đình đày hết phú thương có những xưởng sản xuất sắt lại miền Thiểm Tây và miền Tứ Xuyên. Hai trăm ngàn gia đình phú thương, tiểu thương bị đày tại xứ Thục và miền An Dương (phía nam Lạc Dương ngày nay), hẳn là để làm ruộng.

Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà của người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruộng và ai cũng có quyền mua. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ có những cơ sở rất lớn, dần dần thành một giai cấp có quyền hành tương tự như các chư hầu nhỏ thời trước.

Năm hay mười nhà họp nhau thành một liên gia, chịu chung trách nhiệm với nhau. Chế độ này được áp dụng ở Trung Hoa cho tới đầu đời nhà Hán. Tráng đinh nào cũng phải đi lính tới già. Gia đình nào có ba người đàn ông thì phải chia làm hai hộ. Hình luật khắc nghiệt hơn thời trước nhiều.

Kinh tế và văn tự[edit]

Ông cũng thống nhất Trung Quốc về kinh tế bằng cách tiêu chuẩn hóa các đơn vị phép đo của Trung Quốc như trọng lượng và đơn vị đo, tiền tệ, chiều dài các trục bánh xe để tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển trên hệ thống đường bộ và để dễ tính thuế và thu thuế. Thuế trả bằng lúa, phải dùng thuyền, xe chở đến các quận và kinh đô. Hoàng đế cũng phát triển một mạng lưới rộng lớn đường giao thông và kênh kết nối các tỉnh để cải thiện thương mại giữa chúng . Các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau cũng tiêu chuẩn hóa .

Trước triều đại Tần, mỗi miền có một ngôn ngữchữ viết riêng. Một quan chức Tần đi cai trị một nước khác, không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ. Theo Lý Tư, chữ viết của nhà nước Tần đã được chuẩn hóa thông qua việc loại bỏ các hình thức biến thể trong chữ viết của nước Tần. Chữ viết mới được tiêu chuẩn hóa này sau đó đã được chính thức phổ biến trong tất cả các khu vực được chinh phục, do đó cùng với các chữ viết khu vực để hình thành một ngôn ngữ, một hệ thống truyền thông cho toàn cõi Trung Quốc .

Tư tưởng[edit]

Trong khi Trung Quốc thời Chiến Quốc trước đó là có chiến tranh triền miên, nó cũng được xem như là thời của tự do tư tưởng. Tần Thủy Hoàng loại bỏ hàng hàng trăm tư tưởng bao gồm Nho giáo và các triết lý khác . Sau khi Trung Quốc thống nhất, với tất cả các trường phái khác bị cấm, Pháp gia đã trở thành hệ tư tưởng ủng hộ của triều đại nhà Tần . Pháp gia là một hệ thống mà về cơ bản yêu cầu mọi người tuân theo pháp luật hoặc bị trừng phạt.

Bắt đầu từ năm 213 TCN, với nỗ lực vận động của Lý Tư và để tránh việc các học giả so sánh triều đại của ông với quá khứ, Tần Thủy Hoàng ra lệnh cho đốt phần lớn sách, chỉ cho giữ những sách về chiêm tinh học, nông nghiệp, y học, bói toán, và lịch sử của nhà nước Tần . Điều này cũng phục vụ mục đích thúc đẩy hơn nữa việc cải cách liên tục của hệ thống chữ viết bằng cách loại bỏ các chữ viết lỗi thời. Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị trừng phạt một cách nặng nề.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, vào năm sau ở Hàm Dương có hơn 460 nhà nho bị chôn sống do sở hữu những cuốn sách bị cấm . Con cả của Thủy Hoàng là hoàng tử Phù Tô can ông không nên thi hành lệnh này vì sợ thiên hạ không yên nên Tần Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát tướng Mông Điềm ở Thượng Quận. Thư viện triều đình thì vẫn còn giữ bản sao của những cuốn sách bị cấm nhưng hầu hết trong số này đã bị phá hủy khi Hạng Vũ đốt cháy cung điện Hàm Dương vào năm 206 TCN

Mở mang cương thổ[edit]

Các dân tộc du mục miền bắc gọi chung là Hung Nô vẫn là mối lo từ đời Thương, Chu. họ thường xâm lấn biên giới, có chỗ sống lẫn lộn với người Trung Hoa. Đầu đời Tần họ đã len lỏi vào Hà Nam, Tần Thủy Hoàng vội chặn họ lại, sai Mông Điềm làm chánh tướng cầm quân, cùng với con Vương Bí, cháu Vương TiễnVương Ly làm phó tướng, đưa quân đánh dẹp và trấn thủ biên giới phía bắc.

Trong thời gian hơn một năm, Mông Điềm đã chỉ huy quân Tần đánh lui quân Hung Nô ở phía bắc, giành được thắng lợi. Quân Hung Nô bị đánh đuổi từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 31 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giả, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện. Mông Điềm đánh bại Hung Nô, trấn thủ Thượng Quận (nay là phía đông nam huyện Du Lâm – Thiểm Tây), bắt đầu việc cai trị biên giới. Trong quá trình chinh phạt, Mông Điềm trước sau chú trọng khai phá vùng biên ải, lấy các vùng đất mới làm thành "Tân Tần Địa", chia thành 44 huyện, cắt đặt quan lại.

Mông Điềm chiêu tập nam đinh trong nước đi xây dựng các tuyến phòng thủ ở những nơi hiểm yếu dọc theo biên giới. Trong vài năm, ở biên giới phía bắc Hàm Dương đã xây dựng được ba tuyến phòng ngự.

  • Tuyến thứ nhất nằm ở Bắc sông Hoàng Hà, giữa núi Âm Sơn và Dương Sơn.
  • Tuyến thứ hai là phía tây, quận Cửu Nguyên, nằm dọc theo phía tây dãy Âm Sơn nối với Trường Thành ở nước Triệu.
  • Tuyến thứ ba chính là Trường Thành có từ thời Tần được điều chỉnh lại.

Trên cơ sở đó, Mông Điềm còn huy động sức dân trong nước xây dựng Trường Thành dọc theo biên giới phía đông. Lúc bây giờ, ở biên giới phía bắc nước Tần, ngoài Trường Thành của nước Tần còn có Trường Thành của nước Triệu và nước Yên còn lại từ thời Chiến Quốc. Phía tây Trường Thành bắt nguồn từ Lâm Thao . Phía đông trải dài tới tận Liêu Đông, dài hơn vạn dặm. Đây chính là Vạn Lý Trường Thành nổi tịếng thế giới ngày nay.

Tần Thủy Hoàng còn sai Đồ Thư đem quân, sai Sử Lộc đào ngòi vận lương đi đánh lấy Bách Việt, tức các tỉnh Chiết Giang, Lục Lương (???), Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây), và một phần miền Bắc của Việt Nam, thời đó gọi là Âu Lạc của An Dương Vương (hay Tượng quận theo cách gọi của Trung Quốc).

Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà đưa những người thường trốn tránh, người ở rể và người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, đóng đồn ở núi Ngũ Lĩnh, lập thành Quế Lâm, Tượng quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Năm 213 TCN, Thủy Hoàng lại đem đày những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường Thành và đi thú ở đất Nam Việt.

Có thể coi Tần Thủy Hoàng đã lập được một đế quốc lớn vào bậc nhất thế giới thời đó, và người phương Tây, do những thương nhân chở lụa sang bán, đã biết danh nhà Tần, gọi Trung Hoa là nước Tần.Chỉ trong mười mấy năm Thủy Hoàng thực hiện được bấy nhiêu công trình về nội trị, tổ chức hành chính, thống nhất ngôn ngữ, văn tự v.v..., xây cất, đắp đường, mở mang cương vực, được nhiều sử gia coi là vĩ đại.

Công trình xây cất của Tần thuỷ hoàng[edit]

Tần thuỷ hoàng tiến hành nhiều dự án xây dựng khổng lồ sau

  • Vạn Lý Trường Thành phòng chống ngoại xâm của Hung nô phương bắc
  • Cung A Phòng một cung điện do Tần Thủy Hoàng xây làm nơi nghỉ mát mùa hè, thuộc địa phận thành Tây An, bên bờ sông Vi, cách trung tâm thành phố Tây An(tỉnh Thiểm Tây) ngày nay khoảng 13 km về phía Tây.
  • Kênh Linh Cừ một kênh đào lớn để vận chuyển quân nhu cho quân đội
  • Lăng mộ Tần thuỷ hoàng nổi tiếng được bảo vệ bởi Đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người