Tham muốn

From Wikiversity

Ái (zh. 愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā), nghĩa là ham muốn, thèm khát, là một khái niệm quan trọng của đạo Phật. Ái chỉ mọi ham muốn xuất phát từ sự tiếp xúc của giác quan với đối tượng của giác quan đó.

Theo Phật giáo , con người có năm giác quan thông thường và một giác quan ý (khả năng suy nghĩ, ý nghĩ) nên được gọi là Lục căn hay Sáu giác quan con người dùng để cảm nhận cảm biết mọi sự việc xung quanh mình .


Ái bao gồm hai lĩnh vực: vật chất và tinh thần. Sự tham muốn đó biểu lộ bằng tâm vướng bận và đó chính là Khổ (sa. duḥkha), là nguyên do tại sao loài vật cứ mãi trôi nổi trong Luân hồi. Muốn thoát khỏi Ái, người ta cần phòng hộ các giác quan (Nhiếp căn), không để cho thèm khát và ham muốn nổi lên, nhờ đó có thể chấm dứt cái khổ.

Có 3 loại Ái:

1.Dục ái (zh. 欲愛, sa. kāmatṛṣṇā), ham mê xác thịt.
2.Hữu ái (zh. 有愛, sa. bhavatṛṣṇā), ham muốn tồn tại.
3.Phi hữu ái (zh. 非有愛, sa. vibhavatṛṣṇā), hoặc Đoạn ái, là lòng ham muốn tiêu diệt.

Ba loại ái này là nội dung của chân lý thứ hai (tập đế) trong Tứ diệu đế.