Jump to content

Thiên Hậu

From Wikiversity

Muốn chồng chết nhanh

[edit]

Tháng 9 năm 674, Cao Tông truy miếu hiệuthụy hiệu cho tổ tiên của mình, sau đó đổi xưng là Thiên Hoàng (天皇), lập Võ hoàng hậu làm Thiên Hậu (天后). Bấy giờ, mỗi khi Cao Tông Thiên Hoàng lên triều nghe chính, Võ Thiên hậu đều đứng sau rèm để cùng nghe việc, và hầu hết việc trong triều đều do Hậu quyết đoán, thiên hạ xưng là Nhị Thánh (二聖)

Cũng trong thời gian đó, Thiên Hoàng bị bệnh đau đầu rất nặng do uống phải nhiều tiên đơn pha sẵn độc dược mà Thiên Hậu dâng lên. Do ông không thể quản lý triều chính, quyền hành trong triều lọt vào tay Thiên hậu. Các đại thần Hác Xử Tuấn (郝處俊) và Lý Nghĩa Diễm (李義琰) can ngăn, thế nhưng Thiên Hoàng không nghe.

Thiên Hoàng hoang dâm quá độ đến nỗi mắt cũng bị mờ, Thiên Hậu nhân một hôm bệnh tình trở nặng, mới cho gọi thái y là Tần Minh Hạc vào xem bệnh, Minh Hạc xin chích huyết. Thiên Hậu tức quá quát lên: "Dám nghĩ tới cả chuyện chích đầu Thiên tử, thật là đáng tội chết". Thiên Hoàng không nghe, vẫn chịu cho chích huyết, một lát sau thì mắt sáng lại. Thiên Hậu thất kinh, tự vả vào miệng mình rồi sai lấy vàng, lụa thưởng cho thái y. Sau vụ này, Thiên Hậu vẫn chưa vừa ý, còn giả vờ chiều chuộng, dẫn Thiên Hoàng hoang lạc ngày đêm không dứt, do đó bệnh càng trở nặng hơn.

Đề nghị cải cách

[edit]

Năm 674, Thiên Hậu dâng lên Thiên Hoàng 12 kế sách để trị quốc:

  1. Đẩy mạnh việc làm ruộng, chăn tằm, giảm bớt khó nhọc cho trăm họ.
  2. Bỏ thuế cho các trấn miền bắc.
  3. Phục hồi đạo đức chung sống hòa bình.
  4. Không được xa xỉ lãng phí.
  5. Bớt lấy lính.
  6. Cho phép trình bày ý kiến nguyện vọng riêng.
  7. Loại bỏ quan lại tham nhũng và những kẻ chỉ biết làm theo lệnh trên một cách nịnh bợ ngu dốt.
  8. Mọi con cháu họ Lý và trăm quan phải học tập "Đạo Đức kinh"(nhà Đường coi Lý Nhĩ (Lão Tử) là Tổ Xa).
  9. Để tang bố mẹ thời gian như nhau (cùng ba năm).
  10. Quan lại về hưu được giữ nguyên phẩm hàm.
  11. Tăng lương cho quan lại từ bát phẩm trở lên.
  12. Những quan lại lâu năm được xét thăng trật, bổng nếu có công trạng.

Cái chết của Lý Hoằng

[edit]

Người con trai của Thiên Hậu là Chu vương Lý Hiển kết hôn với Triệu thị, con gái Thường Lạc công chúa (常樂公主), cô của Thiên Hoàng, con gái út của Đường Cao Tổ Lý Uyên, so với Lý Hiển thì là biểu cô. Thiên Hoàng rất tán thành cuộc hôn nhân này, song Thiên Hậu không ưa Triệu thị. Năm 675, Triệu thị do đắc tội với Thiên Hậu, liền bị giam lỏng trong Nội thị tỉnh, chỉ được đưa rau, thịt sống cho tự nấu ăn. Ngày 7 tháng 5, Triệu thị chết đói, Thiên Hậu bèn đày cha Triệu thị là Triệu Côi (趙瑰) cùng Thường Lạc công chúa ra đến Hoạt Châu.

Thiên Hoàng sức khỏe ngày càng suy yếu, có ý nhường ngôi cho thái tử Lý Hoằng, nhưng Thiên Hậu không đồng tình. Về phần mình, Thái tử không hài lòng việc Thiên Hậu nắm quyền, muốn đoạt lại quyền lực. Lúc nhỏ, thái tử chơi thân với hai con gái của Tiêu thục phi là Tuyên Thành công chúaNghĩa Dương công chúa; nay thấy họ bị Thiên Hậu giam lỏng trong Dịch Đình, liền xin Thiên Hoàng thả ra và cho lấy chồng. Thiên Hậu do vậy sinh oán.

Năm 675, Thái tử cùng Thiên Hoàng và Thiên Hậu dự yến ở Hợp Bích cung thì đột ngột qua đời, chỉ mới 28 tuổi. Trong triều có lời đồn cái chết này là do Thiên Hậu hạ độc. Thiên Hoàng quá đau lòng vì cái chết của con trai, bèn truy tặng làm Hiếu Kính hoàng đế (孝敬皇帝). Sau đó, Thiên Hoàng ra chỉ Lập Hoàng lục tử là Ung vương Lý Hiền làm Thái tử. Theo Tư trị thông giám, Ung vương Lý Hiền là con của Hàn Quốc phu nhân Võ Thuận, tức chị ruột của Thiên Hậu. Khi Lý Hiền còn chưa biết đi thì Hàn Quốc phu nhân chết, nên Thiên Hậu nhận nuôi.

Cũng năm 675, do không hài lòng về Hoàng tam tử Kỉ vương Lý Thượng Kim (李上金), Thiên Hậu sai thủ hạ tố cáo Thượng Kim với Thiên Hoàng. Cuối cùng, Thượng Kim bị bãi chức, đày đến Lễ Châu. Sang năm sau, Thiên Hậu lại tố cáo Hoàng tứ tử là Tuân vương Lý Tố Tiết (李素節) bỏ không vào triều kiến là bất trung bất hiếu, Cao Tông cũng đày Tố Tiết đến Viên Châu, giáng tước Bà Dương quận vương (鄱陽郡王).

Vu tội Lý Hiền

[edit]

Thái tử Lý Hiền tuy là người hiền minh nhưng có nhiều việc làm trái khuấy nên không được lòng Thiên Hậu. Khi ấy, trong cung có lời đồn đãi Thái tử vốn do Hàn Quốc phu nhân Võ Thuận - chị của Thiên Hậu sinh ra, Thái tử Hiền biết chuyện này trong lòng cảm thấy bất an, thái độ tỏ ra ngoài nét mặt. Thiên Hậu nghe vậy càng ghét hơn. Đạo sĩ Minh Sùng Nghiễm (明崇儼) được Thiên Hoàng và Thiên Hậu coi trọng, thường gièm pha với bà: "Thái tử không thể thừa kế được, Anh vương (Lý Triết) có dung mạo giống Thái Tông"; Lại nói: "Tương vương (Lý Đán) về sau sẽ đại quý".

Khi Lý Hiền đăng cơ Thái tử, Thiên Hậu cho soạn Thiếu Dương chánh phạm (少陽政範) và Hiếu tử truyện (孝子傳) ban cho Thái tử Hiền, lại nhiều lần quở trách ông ta vô cớ, nên Thái tử khi ấy trong lòng luôn rất bất an.

Năm 680, Minh Sùng Nghiễm bị cuồng bạo đánh giết, Thiên Hậu nghi ngờ là do Thái tử Hiền làm, nên càng ghét hơn. Không lâu sau, các phe cảnh Tiết Nguyên Siêu (薛元超), Bùi Viêm (裴炎), Cao Trí Chu (高智周) với sự giật dây của Thiên Hậu đã tố cáo Thái tử Hiền mưu đồ bất chính. Thiên Hoàng sai điều tra, lục soát được trong phủ Thái tử nhiều đồ binh khí. Khi biết được, Thiên Hoàng không nỡ trị tội thế nhưng Thiên Hậu nói: "Là con dân mà mưu nghịch, thiên địa bất dung; nay đại nghĩa diệt thân, có thể nào xá được ?". Thiên Hậu liền hạ lệnh phế Thái tử, đày ra Ba Thục, vào tháng 10 năm 681

Sau đó, Thiên Hậu lập tức chọn lập Anh vương Lý Triết làm Thái tử thay thế, đổi tên thành Lý Hiển