Jump to content

Thiết chẩn

From Wikiversity

Mạch chẩn

[edit]

•Mục đích: Là để biết được tình trạng thịnh suy của tạng phủ, vị trí nông sâu và tính chất hàn nhiệt của bệnh tật

•Vị trí, nơi xem mạch: Tại ĐM quay ở cổ tay tại vị trí thốn khẩn, ĐM đùi, ĐM chày sau, ĐM mu chân, ĐM thái dương nông. Hay dung nhất là ĐM quay

•Tại thốn khẩu nơi ĐM quay đi qua, là vị trí GP để xem mạch được chia thành 3 bộ là bộ thốn, bộ quan, bộ xích. Bộ quan tương ứng với vị trí GP mỏm châm trụ kéo ngang ra, tiếp đó vị trí bộ thốn ở dưới và bộ xích ở trên bộ quan tính theo thứ tự từ khủy tay đến cổ tay. Tay phải thuộc khí và tay trái thuộc huyết

Bộ Tay trái (thuộc huyết) Tay phải (thuộc khí)
Thốn Tâm -tiểu trường Phế - đại trường
Quan Can - đởm Tỳ -vị
Xích Thận âm - Bàng quang Thận dương - Tam tiêu

Bảng diễn giải vị trí tạng phủ tương quan các bộ mạch


Cách xem mạch

[edit]

Chuẩn bị

[edit]

•Nên xem vào buổi sáng

•Người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi xem mạch

•Thầy thuốc cần nhẹ nhàng, bình tĩnh, tập trung tư tưởng, chú ý vào cảm giác đầu ngón tay

Tư thế

[edit]

•Người bệnh để bàn tay ngửa

•Thầy thuốc dùng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn đặt vào vị trí mạch tại thốn khẩu ( đường đi của ĐM quay), ngón giữa của thầy thuốc tương ứng với bộ quan, ngón trỏ tương ứng bộ thốn, ngón nhẫn tương ứng với bộ xích. Tùy theo hình dáng người bệnh cao hay thấp, nhỏ hay lớn mà tay thầy thuốc đặt thưa hay khít lại. Tay phải của người thầy thuốc xem tay trái của người bệnh và ngược lại tay trái thầy thuốc xem tay phải người bệnh.

3 mức độ ấn mạch

[edit]

•Thượng án là ấn nhẹ mà thấy mạch đập, dạng mạch tiêu biểu là mạch phù; Trung án là ấn vừa phải thấy mạch đập, ấn sâu sát xương mới thấy mạch đập là hạ án

2 cách xem (tổng khản và đơn khản)

[edit]

•Xem chung cả 3 bộ gọi là tổng khán để nhận định tình hình chung, đây là cách thồng thường hay sử dụng nhất. Xem từng bộ vị gọi là đơn khán hay vi khan, để đánh giá tình hình chi tiết từng tạng phủ. Trong khám bệnh thường kết hợp cả hai cách xem, trước là tổng khán sau là đơn khan.

Các hiện tượng (dạng) về mạch

[edit]

Mạch bình thường

[edit]

•Là mạch đập ở cả 3 bộ, mạch đi không phù không trầm, mạch đi hòa hoãn, điều hòa có lực. Tần số người lớn 70 – 80 lần/ phút, trẻ em nhịp mạch theo tháng tuổi, thường 120 – 140 lần/ phút, 6 tuổi 90 – 110 lần/ phút, Thể trạng, giới, tuổi, tinh thần cũng có liên quan đến dạng mạch

•Thanh niên mạch đập hữu lực, người già và người yếu mạch đập yếu hơn, mạch phụ nữ yếu hơn mạch nam giới. người cao mạch dài hơn người thấp lùn, người gầy mạch hơi phù, người béo mạch hơi trầm.

•Thời tiết khí hậu cũng có tác động đếm dạng mạch: mùa xuân mạch đi hơi huyền; mùa hạ mạch hơi hồng; mùa thu mạch hơi phù; mùa đông mạch hơi trầm. Người xưa nói mạch bình thường là mạch có vị khí, có thần và có gốc

•“vị khí là gốc của con người”, nên mạch có vị khí là mạch hòa hoãn, điều hòa, là mach thuận (mạch sinh lý), không có vị khí là mạch nghịch (mạch bệnh lý), dấu hiệu này dung để đánh giá tình trạng và tiên lượng bệnh.

•Mạch có thần là mạch có lực

•Mạch có gốc: thận khí là gốc của con người, mạch xích là gốc của mạch, nên mạch xích là nơi biểu hiện của thận khí gốc của con người, vậy mạch BT là mạch xích hữu lực. nên khi có bệnh hai mạch quan thốn mất, nhưng mạch xích còn thì tiên lượng bệnh còn tốt chưa nguy hiểm.

Mạch khi có bệnh

[edit]

Khi có bệnh thì mạch có thể thay đổi về vị trí nông sâu, về tốc độ nhanh chậm, về cường độ có lực hay không có lực, có quy luật hay không có quy luận (nhịp mạch đều hay không), có dạng mạch kết hợp nhiều tính chất mạch ở trên gọi là khiêm mạch

Theo vị trí nông sâu của mạch

[edit]
Mạch phù

•Sờ nhẹ tay thấy mạch, ấn xuống hơi giảm nhưng không rỗng mạch.

•Chủ bệnh: Tại biểu

•Phù hữu lực là biểu thực; phù sác là biểu nhiệt

•Phù vô lực là hư chứng, nguyên do âm hư (hư dương phù ra ngoài)


Mạch trầm

•Ân mạnh tay thấy mạch đập (mạch đập xát xương).

•Chủ bệnh: bệnh thuộc lý

•Trầm hữu lực là lý thực

•Trầm vô lực là lý hư

Theo tốc độ của mạch

[edit]
Mạch sác

•Mạch đập nhanh 80 - 90 lần/phút là mạch đới sác; trên 90 lần/phút là mạch sác

•Chủ bệnh thuộc về nhiệt, mạch sác hữu lực là thực nhiệt, sác vô lực là hư nhiệt, phù sác là biểu nhiệt, trầm sác là lý nhiệt

Mạch trì

•Mạch đập chậm dưới 60 lần/ phút

•Chủ bệnh: chứng hàn: mạch trì hữu lực là thực chứng do bị lạnh; Mạch trì vô lực thuộc chứng lý hàn (dương hư).

Theo cường độ của mạch

[edit]
Mạch hư

•Cả ba bộ mạch không cơ lực, ấn thấy rỗng mạch

•Chủ bệnh thuộc chứng hư do khí huyết hư

Mạch thực

•Cả ba bộ mạch đều có lực, gọi là mạch hữu lực

•Chủ bệnh: thực chứng, do tà khí thịnh nhưng chính khí chưa suy

Mạch hoạt

•Mạch đi lại lưu lợi,trơn như hòn bi lăn trong đĩa

•Chủ bệnh có đàm, thục trệ và thực nhiệt (tà khisungr trệ).

•Phụ nữ mang thai mạch cũng hoạt nhưng thường là hoạt động và sác

Mạch sáp

•Mạch đi khó khăn, không lưu lợi, cảm giác như sáp sít.

•Chủ bệnh tinh hao, huyết kiệt, thiếu máu, khí trệ huyết hư (không nhu nhuận kinh mạch)

Mạch hồng

•Mạch đi cuồn cuộn như sóng, đến mạnh mà đi nhẹ

•Chủ bệnh: chủ các bệnh thuộc nhiệt thịnh, mạch hồng còn có thể thấy trong các trường hợp do nhiệt làm mất nước gây âm hư và dương vượt ra ngoài

Mạch đại (mạch to)

•Mạch đại có lực là tà khí thịnh

•Mạch đại không có lực là hỏa bốc mà gây âm hư, nên hư dương bốc ra ngoài. Cần phân biệt một dạng mạch đại nữa thuộc các mạch không có quy luật

Mạch tế

•Mạch nhỏ nhưng còn bắt được

•Chủ bệnh: do âm hư và huyết hư là chính cũng có thể do thấp tà sinh ra

•Mạch vi: Là mạch rất nhỏ vaf rất yếu khó bắt, có lúc không thấy khó đếm mạch

•Chủ bệnh âm dương khí huyết đều hư; chứng thoát dương ( trụy mạch choáng)

Theo biên độ mạch

[edit]
Mạch nhu

•Mạch đi phù nhỏ và mềm

•Chủ bệnh thuộc chứng hư (khí huyết – âm , dương, thân hư, tinh khô huyết kiệt)

Mạch huyền

•Mạch đi ngay thẳng mà dài, căng như sợi dây đàn

•Chủ bệnh thuộc can đởm, bệnh sốt rét, chứng đau đớn, chứng đàm ẩm

•Huyền sác là thực nhiệt; huyền trì là hàn chứng; huyền hoạt là đàm ẩm; huyền khẩm là các chứng đau do ứ huyết..

Mạch khẩn

•Mạch đi khẩn trương có lực và giống như dây thừng vặn xoắn

•Chủ bệnh: chứng hàn, chứng đau đớn, ứ đọng đồ ăn

Mạch khâu

•Mạch phù nhưng mạch rỗng bên trong như cọng hành

•Chủ bệnh chứng thương âm (mất máu và mất nước)

Các dạng mạch không theo quy luật

[edit]
Mạch xúc

•Mạch nhanh cấp có lúc dừng lại không có quy luật

•Mạch xúc hữu lực chủ dương thịnh, thực nhiệt. khí huyết đàm ẩm thức ăn trở trệ

•Mạch tế xúc vô lực là chứng hư thoát

Mạch kết

•Mạch đến chậm có lúc dừng lại không có quy luật.

•Chủ bệnh: âm thịnh khí kết. hàn đàm ứ huyết, khí uất không điều hòa thường thấy mạch kết.

Mạch đợi

•Mạch nửa chừng dùng lại có quy luật nhất định

•Chủ bệnh khí huyết hư nhược, chứng phong gây đau đớn


Kiêm mạch (kết hợp mạch) và chủ bệnh

[edit]
STT CÁC LOẠI MẠCH CHỦ BỆNH
1 Phù khẩn Chứng biểu hàn, đau khớp do phong gây ra
2 Phù hoãn Chứng biểu hàn có ra mồ hôi
3 Phù sác Chứng biểu nhiệt, phong nhiệt
4 Phù hoạt Phong đàm, biểu chứng kèm thêm đàm thấp
5 Trầm trì Thuộc lý hàn
6 Trầm khẩn Lý hàn và đau
7 Trầm sác Lý nhiệt
8 Huyền trì Hàn gây đau ở kinh mạch can
9 Huyền khẩn Hàn gây đau và hàn gây ứ trệ ở kinh can
10 Huyền sác Can nhiệt
11 Trầm hoạt Đàm ẩm thực tíc
12 Trầm huyền C an khí uất trệ, chứng đau
13 Hồng sác Nhiệt thịnh ở khí phận
14 Hoạt sác Đàm nhiệt, đàm hỏa
15 Trầm sáp Ứ huyết
16 Trầm tế Lý hư, khí huyết hư, âm hư
17 Trầm tế sác Âm hư, huyết hư sinh nội nhiệt
18 Huyền tế Can thận âm hư, âm hư can uất
19 Tế sáp Huyết hư kèm ứ huyết
20 Nhu hoãn Bệnh ở tỳ vị, bệnh mãn tĩnh