Jump to content

Thuyết Âm dương

From Wikiversity

Âm dương (chữ Hán 陰陽 bính âm: yīn yáng) là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập . Thí dụ như Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh ...

Tất cả các quy luật được thể hiện nói lên bản chất và sự chuyển hóa của âm và dương.Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho nhau. Cây màu xanh từ đất "đen", sau khi lớn chín "vàng" rồi hóa "đỏ" và cuối cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu "đen" của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành âm).

Thuyết Âm dương

[edit]

Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó là quy luật về bản chất của các thành tốquy luật về quan hệ giữa các thành tố.

  • Quy luật về bản chất của các thành tố
Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương . Trong âm có dương, trong dương có âm.
  • Quy luật về quan hệ giữa các thành tố
Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau . Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm. hay Vật cực tắc phản
  • Thuyết quân bình âm dương
Âm thịnh thì dương suy . Dương thịnh thì Âm suy
Âm Dương cân bang khi Âm Dương đồng nhứt

Tóm lại

  1. Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương . Trong âm có dương, trong dương có âm.
  2. Âm thịnh thì dương suy . Dương thịnh thì Âm suy
  3. Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm
  4. Âm Dương cân bang khi Âm Dương đồng nhứt

Thái cực đồ

[edit]
Thái Cực đồ
Thái Cực đồ

Thái Cực đồ nằm gọn trong một vòng tròn, gồm hai nửa đối xứng ôm trọn lấy nhau, tượng trưng cho Âm (màu đen) và Dương (màu đỏ). Trong mỗi phần đối xứng lại có một chấm tròn màu đối lập nằm trong đó. Màu sắc của Thái Cực đồ có thể thay đổi, cũng như độ xoắn vào nhau của hai hình đối xứng.

Thái Cực đồ thể hiện ý nghĩa của triết học Phương Đông, cụ thể là thuyết Âm Dương rất rõ ràng:

  • Trong mỗi một tổng thể (hình tròn) luôn tồn tại hai mặt đối lập Âm và Dương, hai mặt đó tương hỗ với nhau, bù đắp nhau thành một thể hoàn thiện. Không một tổng thể, cá thể nào có thể tách biệt hoàn toàn hai mặt đó.
  • Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, cũng như trong phần màu đỏ có chấm màu đen, và ngược lại.
  • Âm thăng, Dương giáng ngược chiều kim đồng hồ
  • Âm thịnh, Dương suy và ngược lại. Khi phần màu đen lớn dần thì phần màu đỏ nhỏ dần và ngược lại.
  • Cực thịnh thì suy, thể hiện ở mỗi phần khi đạt đến độ cực đại thì xuất hiện yếu tố đối lập ngay trong lòng, và phần đó sẽ phát triển dần