Trận Quan Độ và Xích Bích

From Wikiversity

Năm 191, qua sự việc tranh giành quyền lực, thanh toán lẫn nhau giữa Hà Tiến và Thập Thường Thị trong cung đã tạo ra mầm mống cho các cuộc bạo loạn sau này, đã có một số thảo luận bí mật trong liên minh về việc đưa ai lên nối ngôi nhưng các thành viên của liên minh dần bị tiêu diệt hoặc phải bỏ chạy.

Trận Quan Độ[edit]

Chiến tranh thực sự diễn ra khi Đổng Trác rời bỏ Lạc Dương. Tháng 8 năm 195 vua Hiến Đế phải rời Trường An bắt đầu một chuyến du hành đầy nguy hiểm về phương đông để tìm những người ủng hộ. Năm 196, khi ông gặp Tào Tháo ở Hứa Xương, phần lớn các đối thủ tranh giành quyền lực cỡ nhỏ đã bị thu phục hay tiêu diệt bởi các thế lực lớn hơn. Đế chế nhà Hán đã bị chia sẻ giữa một số lãnh chúa lớn trong các khu vực. Viên Thiệu chiếm phần trung tâm phía bắc bao gồm Thanh Châu, Tinh Châu, Ký Châu và U châu (khu vực tỉnh Hà Bắc và phụ cận hiện nay), mở rộng quyền lực lên phía bắc sông Hoàng Hà chống lại Công Tôn Toản, là người chiếm giữ khu vực biên giới phía bắc. Tào Tháo, ở phía nam của họ Viên, bị lôi cuốn vào cuộc chiến với Viên Thuật là người chiếm giữ vùng lưu vực sông Hoài (Hoài Nam) và Lưu Biểu ở miền trung sông Dương Tử (Kinh Châu). Xa hơn về phía nam là viên tướng trẻ Tôn Sách (con Tôn Kiên) thiết lập quyền lực tại khu vực hạ lưu sông Dương Tử (Giang Đông). Về phía tây, Lưu Chương chiếm Ích Châu trong khi đó Hán Trung và khu vực tây bắc bị chiếm giữ bởi một số các lãnh chúa nhỏ như Trương Lỗ, Trương Tú, Hàn Toại, Mã Đằng.

Tào Tháo, sau này là người sáng lập nhà Ngụy, đã nổi binh mùa đông năm 189. Ông đã thu được khoảng 300.000 quân Khăn Vàng cũng như một loạt các nhóm quân sự có nguồn gốc bộ tộc vào quân đội của mình. Năm 196 ông ta thiết lập kinh đô cho nhà Hán ở Hứa Xương (Hứa Đô) và phát triển nông nghiệp trên cơ sở sử dụng sức lính để tăng thêm lương thảo cho quân đội. Sau khi tiêu diệt Viên Thuật năm 197 và các lãnh chúa miền đông như giết Lã Bố (198) và làm suy yếu Lưu Bị (199-200) ở Từ Châu trong một sự kế tiếp nhanh chóng, Tào Tháo nhằm sự chú ý của ông ta vào phía bắc tới Viên Thiệu, người trong cùng năm đó đã tiêu diệt kẻ thù phía bắc của mình là Công Tôn Toản.

Sau nhiều tháng lập kế hoạch, hai bên đã giao tranh tại Quan Độ năm 200. Vượt qua đội quân đông đảo hơn của họ Viên (700.000 người so với hơn 70.000 quân của Tào Tháo), Tào Tháo đã đánh bại ông ta và làm tan rã quân miền bắc. Năm 202, Tào Tháo giành hoàn toàn thế chủ động sau cái chết của Viên Thiệu và sự chia rẽ của ba con trai ông ta để tiến lên phía bắc sông Hoàng Hà. Ông ta chiếm Nghiệp Thành năm 204 và xâm chiếm các tỉnh Ký Châu, Tinh Châu, Thanh Châu và U Châu. Cuối năm 207, sau những chiến dịch nhỏ chống lại người Ô Hoàn (乌桓), Tào Tháo đã giành được sự thống lĩnh không thể tranh cãi đối với miền đồng bằng Hoa Bắc gồm các tỉnh như Liêu Ninh, Sơn Tây, Nội Mông và Bắc Kinh ngày nay.

Trận Xích Bích[edit]

Sau khi liên minh với Viên Thiệu bị tan vỡ, Lưu Bị phải chạy về Kinh Châu nương nhờ dưới trướng Lưu Biểu.Năm 208, Tào Tháo đưa quân về phía nam với ý định nhanh chóng thống nhất đế chế. Con Lưu Biểu là Lưu Tông đầu hàng, dâng đất Kinh Châu, Tương Dương cho họ Tào và Tào Tháo có thể triển khai một lực lượng thủy quân, lục quân lớn tại Giang Lăng (khoảng trên 20 vạn). Tuy nhiên, Tôn Quyền – người kế vị Tôn Sách tại Giang Đông và Lưu Bị sau khi chạy qua Hạ Khẩu, Giang Hạ vẫn tiếp tục chống cự. Mưu sĩ của Tôn Quyền là Lỗ Túc đảm bảo cho liên minh với Lưu Bị, là người đã thua chạy từ phía bắc. Liên quân của hai nhà khoảng 5 vạn quân giao tranh với thủy quân của Tào Tháo tại Xích Bích vào mùa đông. Sau vài giao tranh nhỏ, cuộc tấn công bằng hỏa công đã là đòn đánh quyết định làm quân Tào Tháo tan vỡ, và buộc ông ta phải rút chạy hỗn loạn về phương bắc. Chiến thắng của liên quân tại Xích Bích là đảm bảo cho sự sống còn của Lưu Bị và Tôn Quyền và là cơ sở để hình thành nên hai vương triều Thục và Ngô.