Triết học Ấn Độ

From Wikiversity

Triết học Ấn Độ (Sanskrit: Darshanas), để chỉ những tư tưởng triết học bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ, bao gồm Triết học Hindu, Triết học Phật giáo, Triết học Jain và các trường phái khác.

Triết học Ấn Độ thường gắn liền với tôn giáo, các thực hành tôn giáo được xem là phương tiện dẫn đến chân lý. Triết học Ấn Độ phát triển sớm và có chiều sâu hơn cả triết học phương Tây. Chỉ đến thời kỳ Khai sáng triết học phương Tây mới đạt được một số thành tựu mà triết học Ấn Độ đã có được từ hàng ngàn năm trước.

Triết học Ấn Độ cũng hướng đến chân lý vì chân lý giúp con người hướng thiện. Những nhà tư tưởng Brahmin tập trung vào niềm tin rằng có một trật tự cơ bản thuần nhất phổ biến và có mặt khắp mọi nơi. Nhiều cố gắng của các trường phái khác nhau tập trung giải thích trật tự này. Tất cả các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, số phận, các biến cố đều xuất phát từ trật tự này. Điều này được nói đến sớm nhất trong Rig Veda, nói về Brahman như là thế lực tạo ra trật tự đó.

Các trường phái triết học Ấn Độ có thể đã xuất hiện trong khoảng thời gian sau:

1500 trước công nguyên - Vệ Đà và Áo nghĩa thư
500 trước công nguyên - Jaina, Phật, Bhagavad Gita, Manu Smriti
300 trước công nguyên - sự phát triển của nền triết học Ấn giáo (Darshanas) chính thống
200 sau công nguyên - Long Thụ và sự phát triển của trường phái Đại thừa
600 sau công nguyên - Shankaracharya và sự phát triển của Vedanta
900 sau công nguyên - sự phát triển của các trường phái: Visishtadvaita, Dvaita...