Triết lý Sikh giáo

From Wikiversity

Các tín đồ đạo Sikh tin rằng, muốn đạt tới cuộc sống tốt đẹp thì cần phải luôn giữ đức tin trong trái tim, khối óc, phải làm việc chăm chỉ và trung thực, phải có lòng hảo tâm bố thí cho tất cả mọi người. Sống biết chia sẻ với mọi người cũng là một trách nhiệm xã hội mà những người theo đạo Sikh cần phải biết, mỗi một cá nhân cần nên giúp đỡ những người có nhu cầu thông qua công việc từ thiện.

Trong tư duy của những người theo đạo Sikh, việc giải thoát hay không được giải thoát trong cuộc đời này là do mình. Họ cho rằng, mỗi một con người cần phải tu thân ngay trong cuộc sống hiện tại, và vượt lên những vất vả khó khăn trong cuộc sống hằng ngày bằng cách khắc phục 5 tật xấu luôn tiềm tàng trong chính mỗi con người dâm dục, sân hận, tham lam, cố chấp (chấp thủ) và tự kiêu (ngã mạn).

Thần linh[edit]

Tín đồ đạo Sikh cấm không được tôn thờ nhiều thần (Sikh giáo là một giáo phái độc thần)

Không sùng bái, không hành hương đến các điện thờ lớn của Hindu

Không thực hành các nghi lễ mù quáng.

Nghiệp[edit]

Đối với các tín đồ đạo Sikh, thiên đường chính là thế giới hiện thực! . Thiện nghiệp có thể được tái sinh làm lại thân con người . Ác nghiệp sẻ tái sinh làm súc sinh . Đạo Sikh cho rằng, mục đích trong cuộc sống của con người là thoát ly sinh tử và hợp nhất với Chúa trời

Bản ngã[edit]

Không chấp nhận phương thức sống thụ động, thoát tục, trở thành tu sĩ hoặc chọn lối sống ẩn dật để trốn tránh đời sống thực tại. Khổ tu không phải là cách đạt được đạo

Giá trị của con người quan trọng hơn địa vị hoặc giai cấp

Tinh thần (tâm linh) bên trong quan trọng hơn nghi thức bên ngoài

Con người nên tìm chân lý ở chính bên trong bản thân mình

Công bằng bình đẳng[edit]

Đạo Sikh nhấn mạnh sự bình đẳng về xã hội và giới tính